9 nguyên nhân khiến bạn khởi nghiệp thất bại

Trên con đường khởi nghiệp có rất nhiều thứ mà chúng ta không thể lường trước những rủi do vì vậy cách tốt nhất để tránh mắc sai lầm đó là học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại của người khác, sau đây là 9 nguyên nhân có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn biến mất trong vòng 2 năm thành lập.

1. KHỞI NGHIỆP KHI TA CHƯA ĐỦ GIỎI:

Giỏi ở đây là sự đánh giá tổng hợp về mặt kĩ năng của bạn như: Marketing, Sale, Tổ chức, Lãnh đạo, Đối ngoại… Mà trong kinh doanh những người giỏi còn thất bại huống chi là mình => không giỏi đừng mơ thành công.

2. KHỞI NGHIỆP MỘT MÌNH:

Cho dù bạn có giỏi đến chừng nào đi chăng nữa thì cũng không thể một tay xây dựng lâu đài riêng cho mình được. Chính mình cũng đã từng nghĩ có thể tự một tay tạo dựng tham vọng của mình, nhưng trên thực tế nó hoàn toàn không được như vậy. Thời gian của mỗi ngày chỉ có 24h, cho dù bạn có giỏi đến mức độ kinh thiên động địa đi chăng nữa cũng sẽ không thể vượt qua đươc giới hạn của thời gian và sức khỏe.

Những ai muốn khởi nghiệp nên hợp tác với một số người có kinh nghiệm hơn mình trong kỹ năng tổ chức quản lý hoặc tìm kiếm một nhóm bao gồm những người thành công với công ty của họ để làm cố vấn cho bản thân mình, hoặc có thể là đi thuê những nhà quản lý theo ‘thời vụ’ để giúp mình trong những lúc khó khăn, và thật tốt đối với những ai có điều kiện để thực hiện tất cả những phương án trên.

3. KHỞI NGHIỆP KHI CHƯA ĐỦ KINH NGHIỆM:

Nếu bạn khởi nghiệp khi chưa tìm hiểu kĩ về các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của mình thì rất nguy hiểm: kinh doanh là tiền thật chứ không phải là nháp nữa, sai là mất là đồng nghĩa với thất bại, phá sản. Các vấn đề liên quan như: pháp luật, cách thức quản lý, kế toán, nắm bắt những quy trình phân phối, các kênh quảng cáo, xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ kinh doanh… Hãy tìm cho chính mình một ngọn hải đăng, một người đi trước trong cùng lĩnh vực và đã thành công để học hỏi.

4. CHỌN SẢN PHẨM DỊCH VỤ KHÔNG PHÙ HỢP:

Để khởi nghiệp bạn nên chọn cho mình sản phẩm có một trong những yếu tố sau: nhà cung ứng uy tín, vòng đời sản phẩm lâu dài, có nhu cầu cao, tỉ suất về lợi nhuận lớn, đôi khi nếu là sản phẩm của bạn mang tính chất độc quyền cũng là yếu tố rất tốt. Bởi nếu không có những yếu tố trên bạn sẽ phải chuyển qua kinh doanh sản phẩm dịch vụ khác bạn sẽ lại mất đi thời gian ban đầu. Đối với những bạn phân phối tạp hóa, đại lý hàng tiêu dùng thì chỉ khác ở chỗ là phải chọn được nhóm sản phẩm dịch vụ mà thôi. Để chọn được một sản phẩm dịch vụ để có thể kinh doanh cả đời mới là sự lựa chọn thông minh nhất. Tất nhiên còn yếu tố đam mê, năng khiếu là một yếu tố quan trọng để bạn lựa chọn nhưng chưa hẳn đã là quyết định cuối cùng. Đôi khi chúng ta vẫn phải bắt buộc làm những công việc mà chúng ta không thích để đạt được thành công trong sự nghiệp.

9-nguyen-nhan-khien-ban-khoi-nghiep-that-bai
9 nguyên nhân khiến bạn khởi nghiệp thất bại

5. KHỞI NGHIỆP KHI MÀ CHƯA NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM:

Chúng ta cũng có thể làm giàu bằng việc kinh doanh những loại sản phẩm bất kỳ và ngược lại kể cả bạn kinh doanh những sản phẩm nhỏ giá trị vài trăm đồng cũng đủ để bạn phá sản. Những người bắt đầu khởi nghiệp thường hay có những nhận định chủ quan: giá cả, sản phẩm chất lượng… rồi có khi nhà cung ứng còn cho công nợ. Hãy tập trung lại và xem xét lại các vấn đề sau: thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ có thể thay thế… Bạn có lợi hơn so với những người bán lẻ, đại lý cấp thấp nhưng chắc gì đã ăn được những nhà sản xuất khác. Hãy công bằng phân tích theo biểu đồ SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

6. CHỌN BẠN ĐỒNG HÀNH KHÔNG PHÙ HỢP:

Chắc chắn các bạn đã chứng kiến nhiều công ty giải thể do những người đồng sáng lập bất đồng quan điểm… Khi mới bắt đầu làm thì ai cũng nhiệt huyết nhưng nếu không phải là những người thực sự phù hợp với bạn thì việc mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh là điều tất nhiên. Khi chọn người đồng khởi sự các bạn nên chọn theo những yếu tố sau: coi công việc chung như đam mê, là người chắc chắn và có trách nhiệm, là người có trình độ chuyên môn tốt trong một lĩnh vực nào đó, quan trọng hàng đầu là người đó phải có đạo đức,…. Còn riêng với những người có tính dối trá, hay thất hứa, cờ bạc,… bạn lên loại bỏ ngay. Hãy chọn cho bạn những người đồng hành tốt nhất vì đó là cả tương lai của chính bạn.

>>> Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp cho bạn mới khởi nghiệp

>>> Xem them: Thành lập công ty bắt đầu tư đâu

7. HOẠT ĐỘNG KHÔNG CÓ QUY TRÌNH:

Cái này ngay cả doanh nghiệp cũng còn mắc phải chứ đừng nói là khi bạn mới khởi nghiệp. Khi làm việc không có quy trình thì mọi thứ sẽ bị xáo trộn, nó sẽ làm bạn mất nhiều thời gian, công sức, chi phí. Hãy học hỏi quy trình, mô hình của những đối thủ giỏi hơn mình để học hỏi, cải tiến các quy trình.

8. HOẠT ĐỘNG KHÔNG CÓ TẦM NHÌN:

Khi mô hình hoạt động của bạn chỉ có 05– 10 người thì đơn giản, nhưng nếu khi có đông khách hàng bộ máy hoạt động của bạn lên tới 30 người, khi đó nếu là người không có tầm nhìn xa và những chiến lược dài hạn tốt, bạn sẽ rơi vào tình trạng một là không lớn được, 2 là ngã ngựa. Nếu có sống được dặt dẹo rồi cũng sớm tan rã. Để một sản phẩm dịch vụ có thể sống trường tồn thì bạn phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển.

9. KỶ LUẬT NỘI BỘ YẾU KÉM:

Kỷ luật nội bộ bạn thấy nó chẳng đáng được liệt vào những yếu tố làm cho doanh nghiệp của bạn sụp đổ nhưng tôi cá với bạn rằng nó sẽ ảnh hưởng ít nhất 30% đến sự thành công của bạn. Mọi sự nỗ lực của cá nhân kiệt xuất trong bộ máy của bạn cũng chỉ có giới hạn và sẽ bị phá hỏng nếu như các cá nhân khác không có kỷ luật. Một bộ máy tốt là phải có một tập thể tốt, tập thể sẽ tốt khi có ý thức tập thể tốt. Trong công việc không có kỉ luật mọi thứ sẽ không thể hoàn hảo được. Bản chất con người là lười biếng và tư lợi cá nhân, không cho họ vào khuôn khổ là họ sẽ ẩu ngay. Những người không có tính kỉ luật sẽ không bao giờ làm được việc lớn.

TỔNG KẾT 

Chung quy thì còn có rất nhiều những lý do khác dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp nó liên quan các yếu tố như gia đình, xã hội,…. Chỉ khởi nghiệp khi mình đã sẵn sàng, thời cơ chín muồi, không nên cố gắng quá sức của mình, không gượng ép. Người ta nói thất bại là mẹ thành công nhưng nên nhớ rằng trong cuộc đời con người thất bại nhiều quá sẽ tổn hao nguyên khí… Hãy coi khởi nghiệp như sinh mạng của bạn để có những bước đi cẩn trọng công việc!

Chúc bạn thành công!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận