Các biện pháp thực thi quyền Sở hữu trí tuệ

Các quyền sở hữu trí tuệ có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sở hữu các tài sản trí tuệ còn có giá trị hơn rất nhiều tài sản hữu hình của công ty. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp thực thi quyền SHTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng để bảo hộ những tài sản vô hình này.

Để bảo hộ các quyền Sở hữu trí tuệ, thì chủ thể có quyền có thể tự bảo vệ quyền sở hữu của mình và có thể yêu cầu các cơ quan thực thị xử lý những hành vi vi phạm này bằng các biện pháp can thiệp như biện pháp dân sự, hành chính và hình sự hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hàng hóa bị xâm phạm.

Sơ đồ các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các hành vi vi phạm

Các trường hợp áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa, nhập khẩu kiên quan đến SHTT:

– Trong trường hợp bên vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ đang được các cơ quan chức năng xử lý bằng biện pháp hành chính hay hình sự thì các tổ chức, cá nhân bị vi phạm vẫn có quyền khởi kiện bên vi phạm ra Tòa án.

– Khi cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện ra những lỗi vi phạm quyền SHTT thì phía cơ quan hải quan sẽ thông báo cho các chủ thể có thẩm quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án hoặc có cầu xử lý hành chính những trường hợp vi phạm.

– Trong quá trình xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT nghiêm trọng thì cơ quan thực thi biện pháp hành chính sẽ được chuyển để cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền quản lý.

– Trong trường hợp đã xử lý bằng thủ tục hình sự nhưng sau đó nhận thấy hành vi đó chỉ vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính xử phạt vi phạm hành chính.

– Khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu và phát hiện hành vi vi phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông báo cho chủ thể có quyền để đề nghị cơ quan hải quan xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm đó (trong trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về SHTT, cơ quan hải quan có quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý vi phạm ngay).

Vai trò của việc giám định SHTT, đại diện SHTT và cơ quan xác lập quyền trong việc thực thi quyền SHTT.

1. Vai trò của việc Giám định SHTT

Việc gián định SHTT giúp cho việc hỗ trợ các cơ quan thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, đưa ra kết luận về các vấn đề như sau:

– Đánh giá khả năng bảo hộ, phạm vi được bảo hộ của các đối tượng quyền Sở hữu trí tuệ;

– Xác định thiệt hại của bên bị vi phạm;

–  Xác định yếu tố xâm phạm quyền, hàng hóa/ dịch vụ xâm phạm – để xác định đối tượng SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm.

–  Xác định khả năng chứng minh các yếu tố trong giải quyết tranh chấp: tư cách chủ thể quyền, hàng hóa xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ trong vụ tranh chấp.

2. Vai trò của đại diện SHTT

Đại diện SHTT là một cá nhân, tổ chức được cấp phép hoạt động đại diện SHTT. Đại diện SHTT sẽ có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền SHTT, cung cấp các thông tin chứng minh hoặc các thông tin về vi phạm, giải trình các nội dung yêu cầu xử lý vi phạm trước cơ quan thực thi thay mặt cho chủ thể quyền mà mình đang làm đại diện.

3. Vai trò của cơ quan xác lập quyền

Không phải cơ quan trực tiếp thực thi quyền SHTT, nhưng các cơ quan như Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng sẽ có vai trò cung cấp các ý kiến cho cơ quan thực thi kết luận có hay không có hành vi vi phạm quyền SHTT.

Chỉ có cơ quan thực thi quyền SHTT mới có quyền yêu cầu cơ quan xác lập quyền cho ý kiến đánh giá chuyên môn.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận