Các Bộ ngành phối hợp thắt chặt quản lý an toàn thực phẩm

Công bố sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mỗi sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm,… được lưu hành ra thị trường. Vậy tại sao thủ tục này lại được đặt ra đối với các sản phẩm và được đánh giá là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm và các Bộ ban ngành trong thời điểm hiện tại đã có những phương án cụ thể như thế nào để cụ thể quy định này và hạn chế thực trạng thực phẩm kém chất lượng tràn lan thị trường như hiện nay?

>>Trình tự thủ tục công bố hợp quy sản phẩm

>> Tư vấn công bố hợp quy thực phẩm

>>Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Các bạn đọc và quý khách hàng quan tâm tới thủ tục công bố sản phẩm chắc hẳn sẽ thắc mắc rằng các Bộ ban ngành đã có sự phối kết hợp cụ thể như thế nào. Thời gian vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có yêu cầu gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương. Trong yêu cầu của mình, việc tăng cường các công tác thanh tra, kiểm tra được Thủ tướng nhấn mạnh chỉ đạo, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với ngành hàng được phân công về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm cũng quản lý chặt chẽ nhằm giải quyết các sự cố mất an toàn thực phẩmkịp thời.

Tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạman toàn thực phẩm phải được Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương và các lực lượng nghiệp vụnắm chắc. Xử lývà điều tra các vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt là vi phạm về công bố sản phẩmtheo quy định của pháp luật.Đặc biệt, xử lý theo kiến nghị hoặc theo thẩm quyền những cá nhân, tập thể vi phạm. Không chỉ thế, các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm trong công việc thuộc lĩnh vực này và các hành vi buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm cũng sẽ được đặc biệt xử lý.

Theo hướng toàn bộ số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm sẽ được địa phương toàn quyền sử dụng,Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng phương án kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó cũng nêu rõ,nếu xét thấy thực sự cấp bách thì đểđáp ứng yêu cầu công tác này, địa phương mới nên đề nghị bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt là kinh phí cho công tác xử lý tiêu hủy thực phẩm kém chất lượng, không an toàn; kiểm nghiệm,kiểm tra trang thiết bị kỹ thuật; tổ chức, cá nhân vi phạm phải trả chi phí xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn. Nằm trong Chương trình mục tiêu y tế – dân số và để các chủ thể có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016, ứng 90% dự toán chi trước mắtngân sách trung ương năm 2016 để bố trí dự án an toàn thực phẩm.

Liên hệ với Việt Tín để được cung cấp các thông tin pháp luật khác liên quan tới an toàn thực phẩm và tư vấn sử dụng dịch vụ công bố sản phẩmnếu khách hàng có nhu cầu. Việt Tín với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ tư vấn nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất hy vọng sẽ mang đến cho quý khách hàng các trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất. Trân trọng cảm ơn.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận