Các yếu tố/dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là:

1. Trên sản phẩm, hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng hợp thành tổng thể là bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm đang được bảo hộ.

2. Trên sản phẩm, bộ sản phẩm nghi ngờ có mặt tất cả đặc điểm tạo dáng, tạo thành bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ. (Điều 10.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Để đánh giá, cần phải xem xét phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cần so sánh tất cả các đặc điểm của sản phẩm, bộ sản phẩm bị nghi ngờ với các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ đã được xác định trong văn bằng. Chỉ kết luận xâm phạm khi có một trong các trường hợp nếu trên.

Công ty sứ T.T. sản xuất bệ xí kiểu VI 21 không khác biệt đáng kể, tạo thành bản sao so với kiểu dáng công nghiệp “bệ xí” của Công ty INAX đã đăng ký bảo hộ từ 23/4/2001. Công ty Honda VN đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho loại xe Future. Nhưng Công ty H. lắp ráp từ 9 đến 12  chi tiết tạo dáng cơ bản như kiểu dáng đã được bảo hộ lên 70 xe Hongchi TQ. Công ty T.H. cũng làm tương tự cho 122 xe Pomuspacyan  TQ, Công ty D. T. cũng lắp ráp các chi tiết tạo dáng như kiểu dáng đã được bảo hộ cho 48 xe Mangstin TQ. Các chi tiết nêu trên đã tạo ra kiểu dáng là bản sao so với kiểu dáng đang được bảo hộ.

Cần lưu ý là sản phẩm, phần sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ cũng có thể có yếu tố xâm phạm quyền khi: sản phẩm đó, hoặc phần sản phẩm đó, có chứa thêm tập hợp các đặc điểm tạo dáng khác không thuộc phạm vi bảo hộ, nhưng hợp thành bản sao hoặc bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp thuộc chủ sở hữu khác.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận