Tư vấn chuyển quyền sở hữu tài sản

Có bạn H tại Gia Lâm, Hà Nội có gửi câu hỏi về cho công ty Luật Việt Tín như sau:

“Cty tôi khi thành lập thêm chi nhánh tại HN có đầu tư cho chi nhánh 03 chiếc ô tô và đăng ký xe theo tên của chi nhánh cty tôi. Nay do có sự thay đổi hoạt động nên Cty tôi muốn tiến hành giải thể chi nhánh đó nhưng do chưa được xác nhận của cơ quan thuế nên thủ tục giải thể chưa hoàn tất được. Do vậy, Cty tôi muốn chuyển quyền sở hữu của 03 chiếc ô tô nêu trên từ chi nhánh về cho Cty tôi và thay đổi tên trên đăng ký xe, cty chúng tôi cần phải thực hiện các thủ tục gì?

Mong các chuyên viên tư vấn giải đáp giúp tôi.”

Dưới đây chuyên viên tư vấn của cty Luật Việt Tín xin đưa ra tư vấn cho bạn H như sau:

Chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc,… mà cụ thể ở đây là 03 chiếc ô tô được đăng ký xe mang tên của chi nhánh tại Hà Nội đã hạch toán chung vào giá trị tài sản của Công ty bạn.

Vì vậy dù đăng ký xe đứng tên chi nhánh nhưng vẫn thuộc tài sản của công ty bạn. Hiện nay, Công ty bạn muốn tiến hành giải thể chi nhánh thì vốn và tài sản của Chi nhánh tại Hà Nội hoàn toàn thuộc tài sản của công ty bạn.

Việc chuyển giao tài sản là 03 chiếc ô tô về lại với Công ty bạn trong trường hợp này không phải là hoạt động mua, bán tài sản mà là hoạt động hoàn vốn, do đó Công ty bạn không cần phải xuất hoá đơn về giá trị gia tăng, không phải kê khai thuế vì Công ty bạn là chủ sở hữu đối với số tài sản trên. Bạn có thể trực tiếp liên hệ với chi cục thuế nơi công ty đăng ký để có thể thực hiện các thủ tục thay đổi tên đăng ký xe.

Tư vấn chuyển quyền sở hưu tài sản

Bạn cần lưu ý là chi nhánh của doanh nghiệp phải được giải thể theo đúng quyết định của chính doanh nghiệp hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Hồ sơ giải thể chi nhánh gồm:

– Quyết định của doanh nghiệp về việc giải thể chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

– Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh; Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,  mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp;

– Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng tới. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc của chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính xác thực và chuẩn xác của hồ sơ giải thể chi nhánh.

Ngoài ra Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đầy đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật Tại (Điều 29 Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 05 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp).

>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty

Trên đây là những tư vấn mà chuyên viên tư vấn Luật Việt Tín giải đáp cho bạn liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản. Nếu bạn còn những thắc mắc cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận