Đăng ký bảo hộ thiết kế, bố trí mạch tích hợp

Luật Việt Tín – Đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ lớn nhất chuyên cung cấp các dịch vụ đăng ký bảo hộ sản phẩm trí tuệ cho các tổ chức và cá nhân. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn miễn phí hoặc sử dụng dịch vụ của Việt Tín xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 89!

Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý khách tất cả những vấn đề liên quan tới đăng ký bảo hộ thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Hy vọng sẽ được hợp tác cùng quý khách trong thời gian sớm nhất!

Mạch tích hợp điện tử được đăng ký tại Việt Tín

Khái niệm thiết kế bố trí mạch tích hợp

Thiết kế bố trí mạch tính hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc của các phần từ mạch và mối liên kết giữa các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Chỉ khi được cấp văn bằng bảo hộ bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên tham gia thì quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí mới được xác lập.

Điều kiện chung để thiết kế bố trí được bảo hộ

Tất cả các thiết kế bố trí muốn được bảo hộ phải đáp ứng 2 điều kiện chung sau đây:

  • Có tính nguyên gốc

Thiết kế bố trí có tính nguyên gốc phải là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả và chưa được các nhà sáng tạo cũng như nhà sản xuất mạch tính hợp biết đến rộng rãi trong thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

Thiết kế bố trí chỉ được coi là có tính nguyên gốc khi sự kết hợp giữa các phẩn tử và mối liêt kết có tính nguyên gốc theo quy định trên.

  • Có tính mới thương mại

Thiết kế bố trí có tính mới thương mại là thiết kế chưa được khai thác thương mại ở bất kỳ đâu trên thế giới trước ngày đăng ký.

Thiết kế bố trí không bị mất tính mới thương mại nếu như đơn đăng ký được nộp trong vòng 02 năm tính từ ngày thiết kế bố trí đó được người có quyền đăng ký hoặc được người có quyền cho pháp khai thác lần đầu tiên nhằm mục đích thương mại trên bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Khai thác thiết kế bố trí như trên là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tính hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạnh tích hợp đó.

Đối tượng có quyền đăng ký thiết kế bố trí

Các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:

  • Tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí bằng tiền bạc và công sức của mình
  • Tổ chức hoặc cá nhân đầu tư chi phí, phương tiện vật chất cho tác giả thông qua hình thức thuê việc, giao việc (trừ khi các bên có thỏa thuận khác)
  • Nếu nhiều tổ chức/cá nhân cùng tạo ra hoặc cùng đầu tư chi phí và phương tiện để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức/cá nhân đó đều có quyền đăng ký khi được tất cả các tổ chức/cá nhân còn lại đồng ý.
  • Người có quyền đăng ký được phép chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức/cá nhân khác thông qua thừa kế hoặc hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật (kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Đối tượng không được bảo hộ thiết kế bố trí

  • Thông tin và phần mềm trong mạch tích hợp bán dẫn
  • Nguyên lý, hệ thống, quy trình và phương pháp do mạch tích hợp bán dẫn thực hiện.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí

Đơn đăng ký thiết kế bố trí cần phải cung cấp đủ tài liệu, mẫu vật và thông tin xác định thiết kế bố trí. Cụ thể bao gồm:

  • Bản vẽ và ảnh chụp thiết kế bố trí cần đăng ký
  • Các thông tin về cấu tạo và chức năng của mạch tích hợp bán dẫn
  • Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí (Đối với thiết kế đã được khai thác thương mại).

Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí

Đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng không được phép sao chép. Những thông tin bí mật trong đơn chỉ được cơ quan có thẩm quyền và những bên có liên quan được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản bề đơn và văn bằng bảo hộ sẽ được công bố trong vòng 02 tháng tính từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Văn bẳng bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực ngay từ ngày cấm cho đến một trong những ngày sau:

  • Chấm dứt 10 năm tính từ ngày nộp đpưn
  • Chấm dứt 10 năm tính từ ngày thiết kế bố trí được khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
  • Chấm dứt 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi

a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí

a) Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
b) Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí:
a) Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
b) Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

a) Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
b) Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

  • 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng thiết kế bố trí;
  • 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.

c) Trong trường hợp thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
d) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận