Đăng ký giống cây trồng

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh với kinh ngách xuất khẩu nông sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của nước ta. Bởi vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn là một nội dung được các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong nước chú trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trông, hạn chế được sự xâm phạm đối với quyền sở hữu giống cây trồng của cá nhân, tổ chức.

Một giống lúa được đăng ký bảo hộ tại Việt Tín

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009 thì: Giống cây trồng là quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái, thuộc cùng cấp phân nhóm thực vật thấp nhất, ổn định qua từng chu kỳ nhân giống, có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện tính trạng do kiểu gen hoặc do sự kết hợp giữa các kiểu gen theo quy định và phân biệt được với mọi quần thể giống cây trồng khác bằng những biểu hiện của một tính trạng nào đó có khả năng di truyền được.

Theo đó, quyền bảo hộ đối với giống cây trồng là quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mà mình sở hữu trên cơ sở phát hiện hoặc phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Để hiểu rõ hơn về các quyền và nguyên tắc khi tham gia đăng ký bảo hộ giống cây trồng, các bạn có thể xem chi tiết tại bài viết:

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn uy tín, giàu kinh nghiệm – Luật Việt Tín xin cung cấp cho quý khách hàng những nội dung thông tin cần thiết liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009

– Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng;

– Thông tư 28/2015/TT-BNNPTNT về Danh mục loài cây trồng được bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

– Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

– Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

2. Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

  • Về chủ thể được thực hiện đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phải là cá nhân, tổ chức được quyền sở hữu giống cây trồng đó và thuộc một trong các trường hợp sau:  là cá nhân, tổ chức thực hiện việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng;
  • Về đối tượng được bảo hộ – giống cây trồng phải thuộc danh mục loài cây trồng được nhà nước bảo hộ do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đồng thời, giống cây trồng đó phải bảo đảm tính mới, khác biệt, đồng nhất và tính ổn định và có tên phù hợp với nội dung đăng ký.
  • Cơ quan bảo hộ giống cây trồng: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục trồng trọt)

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

  • – Tờ khai đăng ký (theo mẫu);
  • – Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật (theo mẫu);
  • – Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  • – Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  • – Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • – Chứng từ nộp phí, lệ phí.

4. Trình tự, thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Bước 1. Tiến hành việc nộp Hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng: Người nộp Hồ sơ nộp trực tiếp Hồ sơ tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Khi tiếp nhận được đầy đủ Hồ sơ theo đúng quy định, cán bộ tiếp nhận Hồ sơ sẽ tiến hành việc trao giấy biên nhận Hồ sơ cho người đăng ký và hẹn lịch làm việc.

Bước 2. Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về hình thức và nội dung. Thời hạn thẩm định đơn về hình thức là 15 ngày và về nội dung đơn là 90 ngày.

– Trưởng hợp Hồ sơ chưa hợp lệ về hình thức và nội dung, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp Hồ sơ sửa chữa, bổ sung những thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thì Văn phòng bảo hộ sẽ từ chối đơn và trả hồ sơ về cho người đăng ký.

– Trưởng hợp đơn hợp lệ về hình thức và nội dung Cơ quan đăng ký thông báo cho người đăng ký về nội dung chấp nhận đơn đăng ký của người đăng ký và đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3. Tiến hành khảo nghiệm đối với giống cây trồng: Việc thực hiện khảo nghiệm được tiến hành từ 02 vụ đối với cây ngắn ngày và 3-5 năm đối với cây dài ngày. Người đăng ký có trách nhiệm nộp mẫu giống cây trồng cho cơ quan khảo nghiệm để thực hiện việc khảo nghiệm giống cây trồng. Kết thúc khảo nghiệm, báo cáo được gửi tới cơ quan đăng ký giống cây trồng.

Trong thời hạn 90 ngày, cơ quan đăng ký tiến hành thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật. Nếu giống cây trồng đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp băn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí NN&PTNT, trường hợp không nhận được khiếu lại hoặc ý kiến phản đối đối với việc cấp văn bằng bảo hộ. Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.

Việc xảy ra tranh chấp đối với việc cấp Văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Tiếp nhận văn bằng bảo hộ giống cây trồng từ Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trên đây là những nội dung thông tin cần thiết liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận