Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi

Taxi là phương tiện giao thông đi lại không còn xa lạ đối với con người hiện nay. Có thể nói, đây là loại hình dịch vụ phát phát triển hiện nay. Vậy, pháp luật có những quy định gì về vấn đề này? Làm thế nào để xin được giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi? Sau đây, hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu!

kinh-doanh-van-tai-bang-xe-taxi

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ vận tải taxi

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có quy định như sau :

Đối với Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi

a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;

c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Đối với xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền

a) Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;

b) Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

Đối với xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi

a) Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;

b) Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;

c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.

Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.

giấy phép kinh doanh vận tải là điều kiện cần thiết
giấy phép kinh doanh vận tải là điều kiện cần thiết

Như vậy, doanh nghiệp muốn thành lập và hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe taxi cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì mới được phép kinh doanh dịch vụ này.

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi

Sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ bằng xe taxi. Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi (theo mẫu).
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ Chứng chỉ, văn bằng của người trực tiếp điều hành vận tải.
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.

Nơi tiếp nhận hồ sơ : Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Xin giấy phép kinh doanh taxi cùng Luật Việt Tín
Xin giấy phép kinh doanh taxi cùng Luật Việt Tín

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Luật Việt Tín

Khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật Việt Tín, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý và thực tế khi tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi.
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc xin giấy phép kinh doanh.
  • Kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Phúc đáp công văn từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhận kết quả từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trao trả tận tay cho khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ :

Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623

Email: luatviettin@gmail.com

Rất mong được hợp tác cùng quý khách!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận