Giấy phép nhập khẩu phân bón

Giấy phép nhập khẩu phân bón – Việt Tín là một trong những công ty chuyên tư vấn luật uy tín nhất cả nước, chúng tôi chuyên tư vấn xin các giấy phép nhập khẩu, nếu quý bạn và các vị có nhu cầu nhập khẩu và vướng mắc giấy phép đừng ngần ngại liên hệ tới chúng tôi.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Giấy chứng nhận nhập khẩu phân bón

Các sản phẩm phải xin giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng phân bón nhập khẩu.
2. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phân bón hoặc nhập khẩu phân bón trong các trường hợp đặc biệt khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Nhập khẩu phân bón mới chưa có tên trong Danh mục phân bón để khảo nghiệm phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ cho nhập khẩu để khảo nghiệm những loại phân bón đã được phép sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Không cho nhập những loại phân bón chưa qua khảo nghiệm hoặc đang còn trong thời kỳ khảo nghiệm ở nước ngoài. Hồ sơ xin nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón (Biểu mẫu số 02).
b) Tài liệu về đặc tính loại phân bón khảo nghiệm:

  • Tên thương mại và các tên khác;
  • Loại phân bón (phân bón lá, bón rễ);
  • Tên hãng hoặc tên công ty và nước sản xuất;
  • Đặc điểm: dạng (lỏng, viên, bột), mầu sắc.
Cần đảm bảo các thông tin tránh những sai phạm khi nhập khẩu phân bón
Cần đảm bảo các thông tin tránh những sai phạm khi nhập khẩu phân bón

* Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng (ghi rõ phương pháp phân tích) như sau:

  • Phân bón lá: các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất hữu cơ, chất mang và chất điều hoà sinh trưởng (nếu có);
  • Phân hữu cơ sinh học: hàm lượng chất hữu cơ, các hoạt chất sinh học, độ ẩm, pHKCl, các chất dinh dưỡng khác (nếu có);
  • Phân hữu cơ khoáng: hàm lượng chất hữu cơ, các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, độ ẩm;
  • Phân vi sinh vật: chủng và mật độ vi sinh vật có ích, độ ẩm;
  • Phân hữu cơ vi sinh: chất hữu cơ, chủng và mật độ vi sinh vật có ích, độ ẩm;
  • Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng: thành phần, hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng của nền phân cơ bản và chất điều hoà sinh trưởng được phép sử dụng;
  • Chế phẩm cải tạo đất: thành phần và hàm lượng từng yếu tố có trong chế phẩm.

c) Tài liệu về độc tính của phân bón: những loại phân bón sản xuất từ rác thải công nghiệp, rác thải đô thị và những loại khác có chứa các yếu tố độc hại phải phân tích hàm lượng kim loại nặng: Pb, Hg, Cd, As; mật độ vi sinh vật gây bệnh (E. Coli, Salmonella); trứng giun đũa (Ascaris).

d) Đối với phân nhập khẩu: tên hãng hoặc tên công ty và nước sản xuất; tài liệu cho phép sản xuất kinh doanh và hướng dẫn sử dụng ở nước ngoài, nhãn phân bón.

đ) Đối với phân sản xuất trong nước: quy trình công nghệ và tác giả của quy trình; kết quả khảo nghiệm sơ bộ (nếu có) và hướng dẫn sử dụng của cơ sở sản xuất.

e) Nguồn gốc và thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón.

4. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu phân bón theo yêu cầu của khách hàng.

5. Phân bón lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hoá phù hợp với Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành.

6. Kinh doanh phân bón trên thị trường phải có giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

7. Các cửa hàng đại lý phân bón phải thực hiện đủ các thủ tục về Đại lý quy định trong Luật Thương mại.

Xin giấy phép nhập khẩu phân bón dễ dàng cùng Luật Việt Tín
Xin giấy phép nhập khẩu phân bón dễ dàng cùng Luật Việt Tín

Liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn thêm về thủ tục hồ sơ !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận