Hỏi: thủ tục rút vốn góp khỏi công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên?

Việc rút vốn góp khỏi công ty không mới. Bởi trên thực tế dù bất kỳ lí do nào đi nữa đó là quyết định của các thành viên. Tuy nhiên khác với tăng vốn, hay việc thêm vốn. Việc rút vốn góp ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động công ty. Do đó Luật Việt Tín xin được chia sẻ hủ tục rút vốn góp khỏi công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên? Hy vọng giúp quý khách hàng hiểu và dễ dàng thực hiện được.

Hỏi:

Xin các luật sư Việt Tín tư vấn cho tôi trường hợp:
Tôi là thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nay tôi muốn rút vốn ra khỏi công ty. Xin hỏi điều kiện và thủ tục rút vốn như thế nào ?

Tiếp nhận thành viên mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Tiếp nhận thành viên mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

Xin cảm ơn anh chị và mong được tư vấn sớm !

Trả lời:

Quy định pháp luật về rút vốn công ty TNHH

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc rút phần vốn đã góp vào Công ty TNHH hai thành viên trở lên rất chặt chẽ. Theo đó, Điều 51 Luật này quy định thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, ngoại trừ các trường hợp sau:

(i) yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;

(ii) chuyển nhượng phần vốn góp;

(iii) xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt; và (iv) thay đổi vốn điều lệ.

Trường hợp bạn không muốn tiếp tục đầu tư kinh doanh, bạn có thể thu hồi lại số vốn đã góp vào công ty theo một trong hai phương thức sau:

Thứ nhất, yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên Công ty TNHH được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Trong trường hợp thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; các trường hợp khác mà Điều lệ công ty có quy định.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. Trong trường hợp công ty không mua lại thì thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

Hình ảnh 1 thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức
Ảnh minh họa xác định vốn góp

Xem thêm: Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thứ hai, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp

Trước hết, thành viên phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại của công ty (với cùng điều kiện chào bán như giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…). Phần vốn góp phải được chào bán theo tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại.

Nếu các thành viên được chào mua mà không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày thì thành viên chào bán có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên công ty với cùng điều kiện đã chào bán đối với các thành viên còn lại của công ty.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các trường hợp: thành viên công ty yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp mà công ty không mua lại trong trường hợp đã nêu ở trên; trường hợp tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; hoặc trường hợp thành viên công ty dùng phần vốn góp để trả nợ.

Vốn điều lệ quyết định nhiều vấn đề trong loại hình đối vốn

Bạn lưu ý thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp đã bán cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên trọn gói

Trên đây là các chia sẻ của Luật Việt Tín về quy định về vấn đề rút vốn công ty. Đặc biệt đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên đảm bảo quy định pháp luật doanh nghiệp năm 2014. Mọi thắc mắc về thay đổi doanh nghiệp

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận