Hỏi: trường hợp tăng vốn bị cơ quan chức năng kiểm tra ?

Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đăng ký tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Thấy số vốn lớn như thế, ông Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh mới hẹn đồng ý sẽ cấp đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng báo trước sẽ lập đoàn kiểm tra để kiểm tra số vốn 300 tỷ đồng là có thực hay không. Thấy vậy, mấy ngày sau, đại diện công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh này xin lại hồ sơ không tăng vốn nữa.

Có trường hợp đó không ạ ? anh chị trả lời giúp !

Trong tình huống trên, giả sử công ty này cứ tiếp tục tăng vốn và đối phó với sự kiểm tra bằng cách thay đổi thời hạn trong cam kết góp vốn lên đến 100 năm thì khó có cơ quan đăng ký kinh doanh nào còn nhớ để mà kiểm tra, mà cũng không biết được doanh nghiệp còn “sống” được đến thời hạn đó không, thậm chí đến thời điểm đó thì các thành viên chắc cũng không còn sống để mà thực hiện nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ pháp luật không cấm các thành viên thỏa thuận thời hạn đó cho nên ai cũng biết thỏa thuận thời hạn 100 năm là vô lý nhưng không thể xử lý được vì các thành viên hành xử không trái pháp luật. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 còn một khoảng trống cần được bổ sung cho đầy đủ.

Bản chất của cam kết góp là một bảo lãnh có giới hạn của thành viên công ty với các chủ nợ của công ty về việc thành viên công ty sẽ đứng ra trả nợ thay nếu công ty không đủ khả năng trả nợ; tuy nhiên, số tiền tối đa thành viên công ty phải trả nợ thay không vượt quá số vốn cam kết góp. Quy định này tạo ra cơ hội cho người dân bỏ một ít vốn để kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ được tài sản còn lại của mình.

Rất tiếc, các quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2005 lại chưa thể hiện rõ bản chất của cam kết góp. Cụ thể, Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.”. Như vậy, khi thời hạn góp vốn vẫn còn mà thành viên chưa góp đủ vốn thì thành viên không phát sinh bất cứ nghĩa vụ nào đối với chủ nợ. Điều này tạo ra một hệ quả là chủ nợ không thể trực tiếp đòi thành viên công ty trả nợ thay khi công ty lâm vào tình trạng phá sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ nợ.

Một vài thảo luận cùng bạn !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận