Điều kiện và các trường hợp giải thể công ty hợp danh?

Việc giải thể doanh nghiệp dù là tự nguyện hay bắt buộc cũng đều không hề mong muốn. Đặc biệt đối với – Công ty hợp danh mang nhiều những tính chất đối nhân mạnh mẽ. Ngoài ra cũng cần chú ý khi đến các Điều kiện và trường hợp giải thể công ty hợp danh? Để dễ dàng thực hiện theo quy định pháp luật. Hãy cùng luật Việt Tín đảm bảo quy định pháp luật.

Tình huống tranh chấp tài sản với công ty tnhh mtv
Điều kiện và các trường hợp giải thể công ty hợp danh?

Điều kiện giải thể công ty hợp danh

Căn cứ vào

Khoản 2, Điều 201, Luật doanh nghiệp 2014 quy định điều kiện giải thể doanh nghiệp đó là:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Có thể thấy dù là loại hình công ty nào. Các quy định pháp lý không chỉ là căn cứ để chấm dứt hoạt động doanh nghiệp. Mà hơn hết điều đó còn đảm bảo quyền và lợi ích những chủ thể liên quan. Đặc biết đối với người lao động, cũng như các chủ nợ.

Có thể nói dù là: tự nguyện giải thể hay bắt buộc giải thể. Doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện này mới được giải thể. Trên thực tế, việc doanh nghiệp giải thể sẽ thanh toán hết các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản là điều không hề đơn giản.

Điều kiện Giải thể công ty
Điều kiện Giải thể công ty

Xem thêm: Những điều kiện cần thiết khi giải thể công ty

Các trường hợp giải thể công ty hợp danh

Dù là tự nguyện giải thể hay bắt buộc giải thể thì vẫn phân ra các trường hợp giải thể như sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của tất cả thành viên hợp danh;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án;

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hình ảnh Thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên trở lênHình ảnh Thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Cần chú ý các trường hợp giải thể đăng ký đúng quy định

Đối với doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) thì trước khi thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các đơn vị trực thuộc đó.

Một số lưu ý cần khi giải thể công ty hợp danh

Như đã nói ở trên cần xác định trường hợp giải thể cũng như điều kiện giải thể phù hợp. Bên cạnh đó cần lưu ý khi giải thể công ty hợp danh như:

  • Thực hiện kiểm toán, quyết toán thuế và hoàn thành các nghĩa vụ thuế. Sau đó đóng mã số thuế
  • Thực hiện trao trả con dấu của công ty cho cơ quan Công an
  • Thực hiện thanh lý tài sản
  • Công bố giải thể công ty
  • Đưa ra biên bản họp quyết định giải thể công ty.
Dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ, nhanh, chuyên nghiệp

Để giải thể công ty hợp danh thành công, các doanh nghiệp cần phải nắm vững các bước chuẩn bị hồ sơ cũng như quá trình giải thể. Các doanh nghiệp cũng có thể thuê các Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp như tại Việt Tín chúng tôi. Điều đó sẽ làm thủ tục một cách nhanh chóng cũng như hạn chế thua lỗ phát sinh.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải quyết được thắc mắc, hiểu thêm về: Điều kiện và các trường hợp giải thể công ty hợp danh. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận