Hỏi: xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Do có quen biết từ trước trong việc buôn bán lạc, đậu Nguyễn Thị H và Đỗ Thị D thấy bột ngọt nhãn hiệu MIWON trên thị trường có giá rẻ hơn bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO; mặt khác bột ngọt AJINOMOTO có chất lượng tốt hơn và tiêu thụ nhanh hơn nên khoảng tháng 11/2009 H và D đã bàn nhau sản xuất bột ngọt AJINOMOTO giả với thủ đoạn: D và H mua 30 thùng bột ngọt nhãn hiệu MIWON tại siêu thị METRO với giá 12.900.000đồng (434.000 đ/thùng), đặt sản xuất túi nilông nhãn hiệu AJINOMOTO sau đó đóng bột ngọt MIWON vào túi bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO và sử dụng máy dán mép túi nilông để dán lại.

D và H đã bị cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang trên đường đi tiêu thụ.

– Hành vi của D, H và X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Cụ thể là hành vi xâm phạm nào?

– Hành vi của D và H có thể bị xử lý hình sự về tội danh nào? Tại sao?

Với ý 1 thì mình đang phân vân không biết D,H và X vxâm phạm quy định nào của luật SHTT. Mình đang phâm vân không biết hành vi của những người này vi phạm theo Điều 129 hay điều 213 của Luật SHTT

Còn với ý hai thì mình nghĩ hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo tội danh tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS).

Hành vi này có thể bị xử lý theo điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nhiệp không?

Xin anh chị góp ý giúp !

Về câu hỏi thứ nhất thì bạn chưa hiểu đúng yêu cầu mà câu hỏi đặt ra rồi.

Điều 213 Luật SHTT là điều luật quy định thế nào là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Cụ thể là nó quy định thế nào là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thế nào là hàng hóa sao chép lậu (và đương nhiên hàng hóa của D, H là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu rồi). Chứ nó không phải là điều luật quy định về những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi yêu cầu của câu hỏi lại là xác định hành vi của D và H đã xâm phạm quyền gì trong số các quyền sở hữu trí tuệ (cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp) mà luật quy định. Vì vậy bạn cần xem xét nó thuộc hành vi nào trong số các hành vi quy định tại mục 1 Chương IX Luật SHTT.

Theo tôi thì đó là hành vi xâm phạm thuộc điểm d khoản 1 Điều 129.

Theo quan điểm của tôi thì hành vi này không thể xử lý theo Điều 171 BLHS về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Bởi lẽ:

Về định nghĩa thì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hành hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN.

Như vậy, dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện dưới hai dạng hành vi, đó là:

Chiếm đoạt: là dùng các thủ đoạn khác nhau để chuyển dịch một cách trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN của người khác thành sở hữu của mình.

Sử dụng trái phép: là tự ý khai thác những lợi ích của những sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Đối chiếu với tình huống bài tập, ta thấy:

Nhãn hiệu Ajinomoto là nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại VN.

Tuy nhiên, D và H không hề thực hiện hành vi khách quan là chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa của Ajinomoto với nội dung như đã mô tả ở định nghĩa trên. Mà H và D đã thực hiện hành vi dùng một sản phẩm không phải là của Ajinomoto sản xuất ra, và làm giả nhãn hiệu hàng hóa của Ajinomoto để nhằm mục đích đánh lừa người tiêu dùng nhầm tưởng đó là sản phẩm của Ajinomoto. Chứ không phải là H và D chiếm đoạt hay sử dụng trái phép báo bì của chính hãng Ajnomoto để đòng gói sản phẩm khác để đánh lừa khách hàng.

Như vậy hành vi của H và D chỉ có thể cấu thành tội theo Điều 156 chứ không thể cấu thành tội theo Điều 171 BLHS được.

Chúc bạn thành công !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận