Thủ tục pháp lý để mở cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh?

Nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tại Việt Nam rất đặc trưng. Dường như là thiên đường của các cửa hàng điện lạnh. Thêm vào đó lại nằm vùng chịu hệ quả nặng nề nhất của nóng lên toàn cầu. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao. Do đó có thể nói việc mở cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh rất phát triển.

Ngành điện điện lạnh rất phát triển tại Việt Nam

Hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu về Thủ tục pháp lý để mở cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh?

Những lưu ý trước khi đăng kí thành lập cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh?

  • Lựa chọn địa điểm, khảo sát đánh giá thị trường cũng như nhu cầu của người đùng. Xét đến các tiềm năng của ngành nghề. Cũng như xét bài toán thu chi,…Bảng giá các danh mục sửa chữa tại cửa hàng đó. Tổng hợp và đưa ra được ưu và nhược điểm của cửa hàng đó.
  • Chuẩn bị nguồn vốn khi mở cơ sở, mức vốn sẽ quyết định bài toán lựa chọn quy mô loại hình kinh doanh của bạn (doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể).
  • Tìm nhà phân phối để nhập phụ tùng sửa chữa. Để việc kinh doanh sửa chữa điện lạnh của bạn có hiệu quả cao. Việc tìm được địa chỉ phân phối phụ tùng sửa chữa rẻ nhất, chất lượng nhất và đặc biệt là uy tín là rất quan trọng.
Thành lập cơ sở mua bán sửa chữa điện điện lạnh

Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Xem thêm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ chi tiết cùng Luật Việt Tín

Thủ tục thực hiện đăng ký thành lập cơ sở mua bán và sửa chữa điện -điện lạnh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở trên,

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoặc đầu tư và theo dõi. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung và gửi cho người thành lập.

Bước 3: Nhận kết quả hợp lệ,

Bước 4: Thực hiện các công việc khác sau thành lập như: treo biển, làm con dấu,…

Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp?

Luật Việt Tín hỗ trợ thủ tục pháp lý mở địa điểm kinh doanh dịch vụ internet
Luật Việt Tín hỗ trợ thủ tục pháp lý thành lập công ty

Trên đây là những chia sẻ Thủ tục pháp lý để mở cơ sở mua bán và sửa chữa điện – điện lạnh. Hy vọng những quy định trên giúp các bạn dễ dàng thực hiện đăng ký thành lập dễ dàng. Mọi vướng mắc về pháp luật doanh nghiệp xin liên hệ với Luật Việt Tín qua hotline và email bên dưới. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận