Những vấn đề cần quan tâm khi phá sản công ty?

Phá sản là thủ tục mà không một doanh nghiệp nào muốn thực hiện. Tuy nhiên, thủ tục phá sản theo pháp luật hiện hành đã mở ra cho doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán nợ có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh. Phá sản không phải trường hợp nào công ty cũng buộc chấm dứt hoạt động. 

Ảnh minh họa: Phá sản công ty

Bài viết dưới đây luật Việt Tín sẽ giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản khi phá sản công ty. Hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé!

Thế nào là phá sản?

Phá sản được luật hóa và quy định cụ thể tại luật phá sản 2014.

Theo đó, phá sản được hiểu là tình trạng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không đủ tài chính, bị mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Phá sản là một trong số những nguyên nhân làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được pháp luật bảo vệ bằng cách đưa ra các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật về phá sản.

Ảnh minh họa: Virus Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
Ảnh minh họa: Virus Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp

Xem thêm: Quy định về phá sản công ty mới nhất

Các điều kiện phá sản doanh nghiệp

Công ty thực hiện thủ tục phá sản khi có đủ 02 điều kiện sau đây:

  • Công ty bị mất khả năng thanh toán (Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn phải thanh toán)
  • Bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

Thủ tục phá sản công ty

Theo quy định pháp luật hiện hành, thủ tục phá sản bao gồm 02 thủ tục chính đó là: Thủ tục phục hồi kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Cụ thể:

 

  • Bước 01: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu phá sản công ty.
  • Bước 02: Sau khi nhận được đơn yêu cầu phá sản hợp lệ, tòa án xem xét, ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
  • Bước 03: Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ.
  • Bước 04: Triệu tập hội nghị chủ nợ. Hôi nghị có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh. Nếu nghị quyết được thông qua thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận.
  • Bước 05: Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phục hồi kinh doanh hoặc thực hiện phục hồi nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

 

Chú ý: Tòa án nhân dân có quyền giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

– Sau khi có người nộp đơn yêu cầu phá sản mà doanh nghiệp không đủ tiền nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

– Sau khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mà doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán chi phí phá sản.

Bỏ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Nghị định 38
Tòa án quyết định việc phá sản doanh nghiệp

 Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty/doanh nghiệp năm 2020

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản?

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sơ có thẩm quyền giải quyết phá sản.

Các trường hợp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh:

  • Người tham gia thủ tục phá sản hoặc tài sản ở nước ngoài
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc tài sản của công ty ở nhiều quận, huyện khác nhau
  • Tính chất vụ việc phá sản phức tạp

Người có quyền và nghĩa vụ yêu cầu phá sản công ty

Chỉ những đối tượng sau đây mới có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty:

  • Chủ nợ có bảo đảm hoặc không có bảo đảm
  • Người lao động, công đoàn cơ sở
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Cổ đông có từ 20% cổ phẩn trở lên

Các đối tương sau đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Thành viên hợp danh của doanh nghiệp hợp danh
  • Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần
  • Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn

Lưu ý: Chế tài xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

giải quyết thủ tục như thuế để có thể phá sản

Chi phí phá sản công ty được tính như thế nào?

Lệ phí thực hiện thủ tục phá sản công ty là 1.500.000 đồng

Chi phí phá sản được tính dựa trên thỏa thuận hoặc theo tỷ lệ giá trị tài sản. Bao gồm các khoản chi phí sau đây:

  • Quản tài viên
  • Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
  • Chi phí kiểm toán
  • Chi phí đăng báo
  • Các chi phí khác

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi phá sản công ty

Công ty thực hiện thủ tục phá sản tiến hành thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật phá sản quy định. Cụ thể:

 

  • Chi phí phá sản
  • Khoản nợ liên quan đến quyền lợi của người lao động như: nợ lương, BHXH, BHYT, …
  • Nợ thuế
  • Các khoản nợ có bảo đảm hoặc không có bảo đảm
  • Các khoản nợ khác.
Thủ tục giải thể công ty 2 thành viên
Ảnh minh họa: Phá sản đóng cửa công ty

 

Trên đây là tổng hợp những điểm đáng chú ý của thủ tục phá sản công ty theo quy định pháp luật hiện hành. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty mới thành lập

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận