Mã số mã vạch là gì?

Nếu bạn chưa biết mã số mã vạch là gì, hoặc chưa biết đăng ký mã vạch ở đâu, lợi ích của mã số mã vạch đem lại cho doanh nghiệp thì hãy xem ngay bài viết này.

Để tạo ra sự thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch đen để cho máy quét có thể đọc.

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Mã vạch được định nghĩa là một dãy các vạch, song song cùng với các khoảng trống xen kẽ nhằm thể hiện mã số giúp cho máy quét có thể đọc được.

Ví dụ về mã vạch

Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm). Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.

Nếu thẻ căn cước (chứng minh thư) giúp ta phân biệt người này với người khác. Thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số. Và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay thể hiện chất lượng của hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Cấu trúc của mã số mã vạch

Thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch toàn cầu với tên gọi GS1 vào tháng 2 năm 2005. GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Đây là tổ chức quản lý mã số mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Các bạn có thể xem thêm bảng mã số mã vạch các nước tại bài viết này.

Mã số mã vạch có 2 loại:

  • Một loại được thiết kế với 13 chữ số (EAN-13)
  • Một loại được thiết kế với 8 chữ số (EAN-8)

Mã số EAN-13

Cấu tạo mã số mã vạch
  • 3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.
  • Mã doanh nghiệp là 4, hoặc 5, hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
  • Mã mặt hàng là 3 hoặc 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất. Và tuyệt đối không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
  • Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng nói ở trên. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.

Mã số EAN-8

EAN-8 thường được dùng trên các mặt hàng có kích thước khá nhỏ và không đủ chỗ để ghi mã EAN-13. Ví dụ son môi, thuốc lá, bút chì,…

So với EAN-13 thì EAN-8 đã lược bỏ mã số doanh nghiệp:

  • Giống với mã số EAN-13 thì 03 con số đầu cũng thể hiện mã số của quốc gia sản xuất sản phẩm.
  • Tiếp đến là 04 con số tiếp theo chính là mã mặt hàng.
  • Con số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra.

Các mã phân định của GS1

TCVN Phân định Giá trị bổ sung có tại khâu
Gtin (Global Trade ItemNumber) – Mã toàn cầu phân định thương phẩm TCVN 6384, TCVN 6512,

TCVN 6939,

TCVN 6940,

Sản phẩm như hàng tiêu dùng, dược phẩm, trang thiết bị y tế, nguyên vật liệu thô tại mọi cấp bao gói. Ví dụ: đơn vị tiêu dùng, gói bên trong, thùng, pallet). Dịch vụ như cho thuê thiết bị, cho thuê ô tô…

(Các) trường hợp thương phẩm riêng biệt và hướng dẫn sử dụng liên quan bằng việc kết hợp GTIN với các thuộc tính như số lô, số xê-ri, ngày sử dụng, ngày hết hạn, trọng lượng tịnh.

CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 4 (TCVN 8021-4): SẢN PHẨM RIÊNG VÀ BAO GÓI SẢN PHẨM

Điểm bán hàng, điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất, gửi & nhận hàng, quản lý kho, quản lý thủ tục biên giới, đặt hàng – thanh toán, thông tin số B2C, thủ tục hải quan
Gln (Global Location Number) – Mã toàn cầu phân định địa điểm TCVN 7199 Địa điểm tự nhiên: Các địa chỉ tự nhiên của tổ chức như Gửi hàng từ, Gửi hàng đến, Điểm đọc. Khi kết hợp với thành phần mở rộng, GLN còn cung cấp các địa điểm chức năng nội bộ như thùng chứa, cửa ra vào ở bến tàu, điểm quét/đọc mã vạch.Các bên: Các thực thể chức năng và hợp pháp của một tổ chức tham gia giao dịch kinh doanh.

ĐÃ ĐƯỢC THỪA NHẬN TRONG TIÊU CHUẨN ISO 6523: NHÀ THIẾT KẾ MÃ QUỐC TẾ CHO GLN

Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng, quản lý kho
SSCC (Serial ShippingContainer Code) – Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri TCVN 7200 Các đơn vị logistic như đơn vị tải hàng trên palet hoặc lồng cuộn, hòm. SSCC tạo thuận lợi cho việc phân định đơn nhất mọi thành phần hợp thành thương phẩm được đóng gói cùng nhau để lưu kho và/ hoặc vận chuyển.

CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 1 (TCVN 8021-1): SỐ PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI

Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng, quản lý kho, thủ tục hải quan
GSin (Global Shipment Identification Number) – Mã toàn cầu phân định hàng gửi TCVN 10577 Hàng gửi, bao gồm một hoặc nhiều đơn vị logistic nhằm để chuyển đi cùng nhau. Các đơn vị logistic thuộc về một hàng gửi cụ thể có cùng GSIN xuyên suốt tất cả các giai đoạn vận tải, từ điểm xuất phát tới điểm đến cuối cùng.

ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA WCO VỀ UCR ((UNIQUE CONSIGNMENT REFERENCE – MÃ ĐƠN NHẤT THAM CHIỀU HÀNG KÍ GỬI). CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 8 (TCVN 8021-8): NHÓM CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI

Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, quản lý kho, thủ tục hải quan
GinC (Global IdentificationNumber for Consignment) – Mã toàn cầu phân định hàng kí gửi TCVN 10577 Hàng kí gửi bao gồm một hoặc nhiều đơn vị logistic (có khả năng thuộc các đơn vị hàng gửi khác nhau) nhằm để chuyển đi cùng nhau theo một phần chuyến hành trình của chúng. Các đơn vị logistic có thể kết hợp cùng các GINCs khác nhau tùy theo nhà vận chuyển hàng hóa suốt các giai đoạn vận tải tiếp theo Quản lý vận tải
GRai (Global Returnable Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng TCVN 7639 Được sử dụng chủ yếu để phân định Vật phẩm vận tải có thể quay vòng (Returnable transport items (Rti) như palet, công-ten-nơ cuộn, thùng.GRAI phân định loại tài sản có thể quay vòng, và nếu cần còn có thể là các trường hợp riêng biệt của tài sản có thể quay vòng thông qua số xê-ri tùy chọn. Quản lý tài sản, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng
Giai (Global Individual Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản riêng TCVN 7639 Tài sản cố định như thiết bị văn phòng, thiết bị vận tải, thiết bị công nghệ thông tin, xe cộ. GIAI phân định các trường hợp tài sản riêng biệt không tính đến chủng loại tài sản. Quản lý tài sản, quản lý vận tải, quản lý hàng tồn kho
GSRn (Global Service Relation Number) – Mã toàn cầu phân định mối quan hệ dịch vụ TCVN 7976 Mối quan hệ nhà cung cấp dịch vụ của tổ chức và người cung cấp dịch vụ như bác sỹ làm tại bệnh viện.Mối quan hệ người nhận dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ đó như tài khoản của khách hàng thường xuyên với nhà bán lẻ, việc đăng ký của bệnh nhân tại bệnh viện, tài khoản của khách hàng với công ty điện. Khi kết hợp với Mã số phân định trường hợp quan hệ dịch vụ SRIN (Service Relation Instance Number), GSRN có thể phân định từng trường hợp dịch vụ như các giai đoạn điều trị y tế. Điểm chăm sóc sức khỏe, báo cáo tiêu thụ, báo giá
Gdti (Global Document Type Identifier) – Mã toàn cầu phân định loại tài liệu TCVN 9987 Tài liệu hữu hình như giấy chứng nhận, hóa đơn, giấy phép lái xe. Tài liệu điện tử như hình ảnh số, các thông điệp trao đổi dữ liệu điện tử.GDTI phân định loại tài liệu, và nếu cần GDTI còn có thể phân định các trường hợp tài liệu riêng qua số xê-ri tùy chọn. Theo dõi, lưu trữ, xác thực tài liệu
GCn (Global Coupon Number)Mã toàn cầu phân định phiếu thanh toán TCVN 8468 Phiếu số. GCN phân định sự tặng phiếu, và nếu cần GCN còn có thể phân định các phiếu được phát hành riêng qua thành tố xê-ri tùy chọn. Quản lý phiếu (phân phối, xác nhận, mua lại, thanh toán)
CPID (Component / Part Identifier) – Mã phân định phần hợp thành Phần hợp thành và các bộ phận như động cơ lái dùng cho máy giặt, quạt lắp ráp cho động cơ phản lực, động cơ khởi động cho xe, bánh xe, trục xe.Phần hợp thành và các bộ phận riêng, bằng việc kết hợp CPID với số xê-ri.

KHÔNG SỬ DỤNG SỐ PHÂN ĐỊNH CPID TRONG CHUỖI CUNG ỨNG MỞ, MÀ CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG THEO THỎA THUẬN LẪN NHAU.

Các quá trình sản xuất phần hợp thành, thu hồi và sau bán hàng
Mã GS1
Các loại mã GS1
Cấu trúc các mã phân định của GS1.

Chú giải mầu lần lượt theo bảng mẫu như sau:

Đỏ: Số kiểm tra;

Xanh thẫm: dạng chữ số;

Xanh da trời: dạng chữ cái và chữ số

Xanh lá cây: Bắt đầu Mã doanh nghiệp GS1

Đen: Số chèn (số 0)

Xám: Số mở rộng/ số chỉ

<<< vị trí bắt đầu thay đổi

>>> độ dài có thể thay đổi

< = nhỏ hơn hoặc bằng

n = số vị trí có thể thay đổi

Tại sao cần cả mã số và mã vạch?

Để giải đáp cho việc tại sao bao bì sản phẩm cần phải có cả mã số và mã vạch, bạn hãy hình dung tại các cửa hàng lớn hay siêu thị có tới hàng vạn sản phẩm hàng hóa khác nhau. Những sản phẩm đó lại đến từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau. Và mỗi sản phẩm lại có những đặc tính và giá cả khác nhau. Ngay cả tốc độ tiêu thụ và nhu cầu quản lý để nhập thêm cho mỗi sản phẩm cũng khác nhau.

Những người quản lý các cửa hàng lớn và siêu thị không thể mô tả bằng chữ viết cho mỗi sản phẩm vì mất rất nhiều thời gian và công sức. Nên thay vào đó phải sử dụng biện pháp mã hóa từng sản phẩm bằng các con số. Mã số sẽ là chìa khóa để mở kho chứa tất cả những dữ liệu liên quan đến sản phẩm. Tuy nhiên nếu chỉ là mã số thì máy móc hiện nay chưa có chức năng đọc nên vẫn phải cần con người xử lý với tốc độ chậm và dễ xảy ra sai sót.

Để giải quyết được vấn đề này, người ta đã đưa ra giải pháp mã hóa mã số thành mã vạch. Mã vạch ở đây chính là một dãy các vạch đen trên bao bì sản phẩm mà bạn vẫn thường thấy. Các vạch được xếp song song và xen kẽ theo quy tắc mã hóa nhất định. Khi đó, máy quét sẽ đọc được kết quả nhanh chóng, dễ dàng.

Chắc bạn cũng đã thấy tại các cửa hàng lớn và siêu thị khi chúng ta ra quầy thanh toán, nhân viên thu ngân lập hóa đơn bằng cách dùng máy quét để quét mã vạch trên từng sản phẩm. Do đó trên mỗi sản phẩm hàng hóa nhất thiết phải có đồng thời có cả mã số và mã vạch. Trong trường hợp mã vạch bị mờ hoặc máy không thể đọc được thì nhân viên bán hàng nhập mã số sản phẩm vào hệ thống bằng tay. Như thế việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.

Như vậy, trên tất cả các sản phẩm đều được gắn một dãy mã số mã vạch nhằm giúp các nhà cung cấp dễ dàng quản lý hàng hóa của mình một cách thuận tiện nhất. Để làm được việc đó thì bắt buộc các nhà cung cấp phải thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các mặt hàng của doanh nghiệp mình.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận