HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP CÔNG TY THEO LUẬT MỚI NHẤT

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện có hiệu lực năm 2023 thì thủ tục thành lập công ty được quy định:

Hồ sơ thành lập công ty năm 2023 gồm có:

1.Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân: Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực.

2.Đối với công ty hợp danh.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty hợp danh.
  • Danh sách thành viên công ty.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của các thành viên hợp danh: Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực.

3.Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty TNHH.
  • Danh sách thành viên của công ty TNHH.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của các thành viên công ty TNHH: Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

4.Đối với công ty cổ phần.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ của công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Quy trình thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2023.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chú ý: Kết quả giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ được sở kế hoạch đầu tư gửi về đường bưu điện cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể !

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận