Khi chủ đầu tư muốn lập dự án đầu tư tại Việt Nam

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ dẫn đến một kết quả tất yếu chính là sự đầu tư ngày càng mạnh mẽ của chủ đầu tư vào với thị trường Việt Nam, đồng thời với đó là việc thành lập các dự án. Vậy để thành lập được một dự án, thì nhà đầu tư chắc chắn luôn phải nắm rõ về các quy định pháp lý liên quan.

Dự án đó phải được thẩm định về những nội dung gì?

Ngoài việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chủ đầu tư, thì trước hết chính là việc dự án đó phải được thẩm định về nội dung, cụ thể sẽ là những khía cạnh sau:

– Phù hợp với những quy hoạch phát triển về ngành, lãnh thổ, và các quy hoạch liên quan đến xây dựng đô thị và nông thôn.

– Các chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia

– Nếu dự án được hưởng những chế độ hộ trợ, ưu đãi của nhà nước, cũng cần được kiểm định về điều này

– Những phương án công nghệ, các quy mô và công suất sử dụng cho dự án

– Các phương án về kiến trúc, cách áp dụng quy chuẩn xây dựng

– Việc sử dụng đất đai, tài nguyên, những biện pháp bảo vệ môi trường cũng như tái định cư

– Các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vấn đề xã hội khác

– Dự kiến những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án

– Tính khả thi của dự án

Cơ quan nào được quyền thẩm định dự án đầu tư?

Cơ quan thẩm định dự án khi chủ đầu tư được tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ nắm được điều này. Căn cứ vào nhóm dự án là A, B hay C sẽ có những cơ quan thẩm định riêng của dự án đó.

– Đối với những dự án nhóm A:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có vài trò thẩm định dự án, tiến hành lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tùy theo tính chất dự án, yêu cầu đối với dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác tham gia thẩm định dự án.

+ Đối với các dự án có vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

– Đối với dự án nhóm B, C:

  • Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:
  • Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B
  • Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.
  • Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước
  • Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước
  • Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

Biện pháp thẩm định:

Quá trình thẩm định sẽ được diễn ra khi cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ:

– Sở ban ngành sẽ xem xét và gửi văn bản đến cho cơ quan thẩm định

– Cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến của các ngành trong khi thẩm định dự án khi dự án không phức tạp

– Cơ quan thẩm định có thể tiến hành họp thẩm định dự án nếu như cần thiết.

Thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định không quá 60 ngày đối với dự án nhóm A

Thời gian thẩm định không quá 25 ngày đối với dự án nhóm B, trong đó thẩm định tại Sở kế hoạch đầu tư không quá 15 ngàyĐối với nhóm dự án C, thời gian này không quá 15 ngày

Nội dung của quyết định đầu tư

  • Mục tiêu đầu tư;
  • Xác định nhà đầu tư;
  • Hình thức giám sát dự án;
  • Địa điểm, diện tích mặt bằng sử dụng, kế hoạch bảo vệ môi trường và tái định cư (nếu có);
  • Công nghệ, thiết kế, kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;
  • Sự khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
  • Tổng mức đầu tư;
  • Nguồn vốn, khả năng về tài chính và kế hoạch vốn;
  • Những ưu đãi được hưởng
  • Phương thức thực hiện dự án
  • Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.
  • Thời hạn khởi công và thời hạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng
  • Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có). Hiệu lực thi hành

Trên đây là những kiến thức cơ bản về việc tư vấn thủ tục lập dự án tại Việt Nam. Hi vọng chủ đầu tư có thể chuẩn bị cho mình những yếu tố đầy đủ để đầu tư thuận lợi.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận