Làm gì trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Nhãn hiệu chính là yếu tố đầu tiên khi người dùng nhắc  đến sản phẩm.(Ví dụ: nhắc đến nhãn hiệu apple thì người ta luôn nhớ đến các sản phẩm như iphone, ipad…). Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là hết sức cần thiết để bảo vệ thương hiệu của bạn, tránh quá trình tranh chấp thương hiệu về sau. Đồng thời nhãn hiệu của sản phẩm tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng với doanh nghiệp của bạn.

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thuận lời và nhanh chóng, thì các bạn phải nắm rõ những điều kiện cần làm gì trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sau đây?

  • Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu được nhìn thấy dưới dạng logo, hình ảnh, từ ngữ;
  • Nhãn hiệu phải được phân biệt rõ ràng với các nhãn hiệu của đơn vị khác trên các sản phẩm cùng loại;
  • Nhãn hiệu không được trùng với các loại nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Những nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu vi phạm các yêu cầu sau đây:

  • Những nhãn hiệu được thiết kế tương đương hoặc dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký sẽ bị từ chối ;
  • Trùng hoặc tương đương về tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý của doanh nghiệp khác;
  • Trùng với biểu tượng, hình ảnh, tên riêng của địa phương, quốc gia hoặc tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ những trường hợp đặc biệt được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền).

Mỗi một nhãn hiệu được sử dụng cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định và chúng chỉ được thuộc về một người duy nhất – đó là người đứng tên trong đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền đầu tiên. Cho nên, để không phải mất quá nhiều chi phí, cũng như công sức cho việc đăng ký nhãn hiệu thì trước khi gửi đơn đăng ký, các cá nhân, tổ chức cần kiểm tra chắc chắn rằng nhãn hiệu muốn đăng ký đã có ai nộp đơn trước hay chưa.

Cách tra cứu nhãn hiệu

Quá trình tra cứu nhãn hiệu/thương hiệu là công việc thuộc bộ phận nhãn hiệu nằm trong cục sở hữu trí tuệ thực hiện. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tra cứu cơ bản về trạng thái đăng ký nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa bằng một số cách dưới đây.

1. Tra cứu nhãn hiệu cơ bản

Cục sở hữu trí tuệ đã xây dựng cổng thông tin điện tử để tra cứu tình trạng các nhãn hiệu đã bị từ chối hoặc đã được đăng ký tại website:  http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php  Mọi người hoàn toàn có thể nhập vào các thông tin như tên nhãn hiệu/thương hiệu, ví dụ bạn nhập vào là : Việt Tín, Apple, Sony… để kiểm tra tình trạng. Đây được coi là giải pháp hữu ích nhất từ trước đến nay, giúp mọi người có thể tra cứu nhanh chóng và chính xác đến 60% tình trạng ý tưởng nhãn hiệu của mình đã bị đăng ký hay chưa. Hơn thế nữa là khách hàng có thể theo dõi quán trình bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

2. Gói tra cứu nhãn hiệu cao cấp – tra cứu chính xác

Đối với các loại nhãn hiệu khó phân biệt hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cao thì cổng thông tin điện tử vừa nói ở trên sẽ không thể kiểm tra được. Bởi vậy, khách hàng cần phải nhờ đến các chuyên viên có kinh nghiệm trong ngành nghề đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp để nhận tư vấn. Thông thường, các công ty tư vấn luật có “cổng tra cứu riêng” với cục sở hữu trí tuệ, vì vậy, khách hàng chỉ cần gửi mẫu nhãn hiệu của mình để họ kiểm tra giúp. Khi tra cứu qua đây thì độ chính xác lên đến 95%, còn 5% còn lại phụ thuộc vào những rủi ro ngoài kiểm soát. Để hỗ trợ tốt nhất, các bạn hoàn toàn có thể liên hệ với luật việt tín

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm

  • Bản khai theo mẫu của cục sở hữu trí tuệ cấp về yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
  • Nếu nhãn hiệu của khách hàng yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể thì cần có quy chế sử dụng nhãn hiệu rõ ràng;
  • Mẫu nhãn hiệu theo chuẩn (có 15 mẫu nhãn hiệu theo chuẩn – do Luật Việt Tín gửi)
  • Nếu người nộp đơn được trao quyền nộp đơn của người khác thì cần có đầy đủ các Tài liệu hợp pháp xác nhận quyền nộp đơn như giấy chứng nhận thừa kế, giấy thỏa thuận hoặc Chứng nhận giữa 2 bên về quyền nộp đơn; hoặc các hợp đồng chuyển giao quyền liên quan  khác.
  • Giấy uỷ quyền đăng ký bảo hộ (do Luật Việt Tín soạn thảo);
  • Nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế hoặc điều ước của việt nam thì cần có một bản sao giấy chứng nhận trưng bày triển lẵm. (Nộp 2 bản tiếng anh và tiếng việt)
  • Nếu trên nhãn hiệu của bạn có chứa thông tin về giải thưởng, huy chương…thì cần có đầy đủ Tài liệu xác nhận chúng.
  • Biên lai hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành nộp phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
  • Giấy uỷ quyền bản gốc;
  • Các danh mục dịch vụ và sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu được kê trong Tờ khai phải phù hợp theo nhóm trong Bảng Phân loại danh mục dịch vụ và hàng hóa (Ni-xơ 9).
  • Các mẫu nhãn hiệu được gắn trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải được được trình bày một cách rõ ràng, kích thước của nhãn hiệu không được phép vượt quá khuôn mẫu (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
  • Mẫu nhãn hiệu đăng ký phải được thể hiện theo đúng màu sắc cần bảo hộ nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc. Ngược lại, nếu không bảo hộ màu sắc thì mọi mẫu phải được thể hiện dưới dạng đen trắng.

Các bạn nếu còn thắc mắc có thể liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận