Mang thai hộ

Quyền làm cha, làm mẹ là quyền thiêng liêng và là ước nguyện của nhiều người khi xây dựng gia đình. Có con chung là một điều hạnh phúc đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, những cặp vợ chồng bị hạn chế hoặc người vợ/ người chồng không có khả năng có con một cách tự nhiên. Điều này là đã làm cản trở  hạnh phúc lứa đôi cũng như hạnh phúc được làm cha, làm mẹ của những cặp vợ chồng. Do đó, để đảm bảo quyền được làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có quy định về việc mang thai hộ.

mang thai ho

          Pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mang thai hộ như sau:

          Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. ( Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).

          Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác ( Khoản 23 Điều 3 Luật  hôn nhân và gia đình).

          Có thể nói đây là một quy định mới tại Việt Nam đã phản ánh được thực trạng hiện nay. Tuy nhiên, việc mang thai hộ vẫn là một vấn đề khá nhạy cảm. Do đó, pháp luật phải có những quy định cụ thể về vấn đề này như sau :

Điều kiện về chủ thể có quyền nhờ người mang thai hộ

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Điều kiện về người được nhờ mang thai hộ

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Thỏa thuận thực hiện mang thai hộ

  • Việc mang thai hộ phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên;
  • Được lập thành văn bản có công chứng;
  • Không được trái với các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Các bên cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

Các bên trong quan hệ mang thai hộ nếu vi phạm về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định theo Luật hôn nhân và gia đình thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc mang thai hộ : Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Luật Việt Tín

          Khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật Việt Tín, quý khách hàng sẽ được :

  • Tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý và thực tế về việc mang thai hộ.
  • Soạn thảo hợp đồng thỏa thuận về việc mang thai hộ.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để công chứng.
  • Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao trả tận tay cho khách hàng.

Nếu có bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với Luật Việt Tín, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý vị.

 

Hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ :

Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623

Email: luatviettin@gmail.com

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận