Một số câu hỏi về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Luật Việt Tín nhận được nhiều thắc mắc về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được gửi về email Luatviettin@gmail.com. Chúng tôi đã tổng hợp và trả lời quý vị như sau:

Hỏi: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định những vấn đề gì?

Trả lời: Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 của Quốc hội quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với hàng tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

—————————————————

Hỏi: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 áp dụng cho đối tượng nào?

Trả lời: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

—————————————————-

Hỏi: Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo những nguyên tắc nào theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010?

Trả lời: Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định bao gồm:

1. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

2. Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

3. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

4. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.

—————————————————

Hỏi: Nhà nước có chính sách gì để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Trả lời: Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định, Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng những chính sách như sau:

  1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.
  3. Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  4. Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.
  5. Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận