Những quyền cơ bản của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 ghi nhận các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được phép thành lập doanh nghiệp, được phép tồn tại và hoạt động lâu dài.

Tại Điều số 07 của Luật doanh nghiệp, có ghi rõ những quyền cơ bản của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

  1. Doanh nghiệp được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà luật pháp không cấm.
  2. Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp của mình.
  3. Doanh nghiệp được phép lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
  4. Doanh nghiệp chủ động tự tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết các hợp đồng.
  5. Doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu.
  6. Doanh nghiệp được phép tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
  7. Doanh nghiệp chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp.
  8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  9. Doanh nghiệp có thể từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  10. Doanh nghiệp có thể khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  11. Doanh nghiệp có thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  12. Doanh nghiệp có quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Các đạo luật chuyên ngành phát triển và mở rộng phạm vi quyền của các doanh nghiệp theo những lĩnh vực hoạt động đặc thù.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận