Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm 2010 ghi nhận người tiêu dùng thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ nhất định sau đây:

Quyền người tiêu dùng thực phẩm:

a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy

cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm:

a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

Pháp luật điều chỉnh vấn đề an toàn thực phẩm bảo hộ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đối tượng trực tiếp sử dụng thực phẩm hàng ngày.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng thực phẩm cũng có những nghĩa vụ nhất định phải thực hiện nhằm đảm bảo tiêu dùng thực phẩm an toàn và hạn chế hậu quả khi người tiêu dùng sử dụng thực phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận