Thận trọng khi thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp

Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như những dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài đang khiến cho nguồn vốn này có cơ hội được thâm nhập vào với đa dạng các thị trường với tính chất khác nhau, Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Đặc biệt với sự thu hút nguồn vốn này vào ngành công nghiệp, cơ hội thấy rõ nhưng những thách thức của nó cũng không hề nhỏ.

Thực trạng đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp

Công nghiệp được coi là một trong số những ngành đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều chủ đầu tư khi tiến hành góp vốn triển khai dự án, cũng là mục tiêu của những nhà tư vấn đầu tư nước ngoài.

Theo sự thống kê về tình hình đầu tư nước ngoài cho riêng ngành công nghiệp, thời gian qua đang có sự tăng trưởng rõ rệt mà đặc biệt là ở công nghiệp chế biến và chế tạo. bên cạnh đó cũng có nhiều ngành công nghiệp được hình thành và phát triển nhờ vào việc thu hút nguồn vốn FDI này, càng là bàn đạp đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa của nước ta.

 

Sự tham gia góp vốn này cũng giúp đẩy mạnh sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao, giải quyết cả vấn đề việc làm cho người lao động, cũng là sự song song với việc thu thập nền công nghệ tiên tiến, cách thức quản lý khoa học và hiệu quả của các nước.

Sự phát triển của công nghiệp điện tử, chế tạo, đã giúp Việt Nam có được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ra nước ngoài, mang lại nguồn lợi cao và sự cạnh tranh ngày càng vững bền cho nước ta trên thị trường quốc tế.

Một số đặc điểm cần lưu ý của nguồn vốn FDI công nghiệp

Những mặt tích cực mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài mang đến cho công nghiệp sự khởi sắc, là điều không ai có thể phủ nhận, vì bao giờ sự đổi mới cũng song hành với thành quả. Tuy nhiên điều này cũng kèm theo không ít những thách thức, rủi ro mà mỗi nhà quản lý doanh nghiệp và cả cơ chế pháp lý của chúng ta cần phải thận trọng.

Đó chính là sự đầu tư không cân bằng trong các ngành công nghiệp với nhau, chính vì vậy quy mô cũng như hiệu quả đầu tư thực sự chưa cao, chưa thể đáp ứng hoàn toàn được nhu cầu phát triển của quá trình đổi mới công nghiệp đất nước. Ví dụ như có thể nhận thấy quy mô vốn ở một số ngành còn nhỏ lẻ, phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, các mặt hàng được sản xuất ra cũng vô cùng đơn giản vì thế nên lợi nhuận còn thấp.

Một mặt nữa chính là sự đáp ứng của thị trường, doanh nghiệp ở tại Việt Nam chưa đủ để hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài, để họ có thể bỏ ra một nguồn vốn lớn cho sự phát triển này. Như vậy để cải thiện tình hình này, chúng ta cần có được những định hướng cụ thể:

– Nâng cao hiệu quả và chất lượng của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài: ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với một dư án, chúng ta cần có sự phân tích nghiêm túc và thực tế đối với những dự án đó. Sự phân tích chính xác về mức độ phù hợp của nó đối với sự phát triển kinh tế, những ảnh hưởng cũng như lợi ích nó mang lại ra sao?….bởi là nước nhận đầu tư, chúng ta có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ đầu tư đó.

– Tôn trọng sự phát triển bền vững: đây chính là tiêu chí quan trọng cần xem xét trước khi cấp phép cho một chủ đầu tư thực hiện dự án, vì thực tế cho thấy, không phải nhà đầu tư nào cũng mang đến nước ta những nền công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

– Coi trọng sự chuyển giao công nghệ: đây là yếu tố góp phần mang đến hiệu quả của một dự án FDI, chúng ta cần xem xét trong dự án đó có bao nhiêu % lao động trình độ cao, máy móc thiết bị đảm bảo tính chất hiện đại hay không….

– Chú trọng nhân tố con người: chính là lao động trong những ngành công nghiệp với nguồn vốn FDI này, lao động phải được cam kết sẽ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của mình, chứ không chỉ đơn thuận là thực hiện dự án đó một cách thụ động.

Trên đây chính là những thực trạng cũng như định hướng cho nền công nghiệp, khi có sự tham gia góp vốn của các chủ đầu tư nước ngoài vào sự phát triển chung.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận