Thành lập cơ sở trung tâm dạy nghề

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong bảng danh mục 247 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014 hiện nay.

Các quy định về điều kiện, thủ tục, thầm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP.

I. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập rõ ràng và đáp ứng được các quy định sau:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch chi tiết của bộ ngành, Ủy ban nhân dân Tỉnh.
  • Về quy mô đào tạo: Đối với trường cao đẳng thì phải đáp ứng tối thiếu là 500 học sinh, sinh viên/năm; Còn đối với trường trung cấp thì tối thiểu phải có 250 học sinh, sinh viên/năm; tối thiểu là 150 học sinh/năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
  • Về địa điểm xây dựng cơ sở vật chất thì diện tích tối thiểu phải là 1.000 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 20.000 m2 đối với trường trung cấp, trường cao đẳng là 50.000 m2
  • Về vốn pháp định: Tối thiểu là 5 tỷ đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 100 tỷ trở lên đối với trường cao đẳng và 50 tỷ trở lên đối với trường trung cấp.
  • Ngoài ra còn phải đáp ứng các quy định về cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và giáo viên giảng dạy đối với từng loại hình tổ chức.
Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài tại Việt Nam
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

II. HỒ SƠ THÀNH LẬP CƠ SỞ DẠY NGHỀ

  • Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc;
  • Bản sao văn bản xác lập quyền sử dụng đất còn thời hạn tối thiểu là 5 năm
  • Văn bản xác nhận khả năng tài chính.
  • Biên bản cứ người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp ( nếu có từ hai thành viên trở lên)
  • Danh sách các thành viên sáng lập
  • Danh sách, hình thức, biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập

III. THẨM QUYỀN CẤP PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiên nay thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội tùy thuộc vào quy mô tổ chức của cơ sở giáo dục.

Thông thường thì Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội quyết định thành lập trưởng cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục. Còn Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh sẽ cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

  • Tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có văn bản trả lời cho các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 5 ngày kẻ từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải gửi hồ sơ thành lập tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

  • Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu Hội đồng thẩm định phải tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ nhận được yêu cầu.
  • Kết quả tổ chức thẩm định phải được gửi về cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định

Bước 3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sau khi nhận được kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định,  cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ ra quyết định cho phép thành lập trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.

Đảm bảo điều kiện cho thành lập trung tâm dậy nghề
Đảm bảo điều kiện cho thành lập trung tâm dậy nghề

V. CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể được chia, tách, sáp nhập nhưng phải đảm bảo quyền lợi của người học, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động, Đảm bảo phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực.

Hồ sơ, trình tự thủ tục chia tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bị giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở đó, hoặc bị buộc giải thể khi có một trong những vi phạm sau:

  • Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân
  • Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 24 tháng đối với trung cấp giáo dục và 36 tháng đối với cao đẳng kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực
  • Không triển khai động đào tạo trong thời hạn 24 tháng.
Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề
Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề

Việt Tín là nhà tư vấn luật chuyên tư vấn đăng ký kinh doanh, nếu bạn đang muốn thành lập trung tâm dạy nghề và đang vướng mắc thủ tục hồ sơ hãy liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn thêm.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Việt Tín chuyên hỗ trợ thủ tục pháp lý cho các trung tâm dạy nghề trên cả nước, nếu bạn thắc mắc các hồ sơ thủ tục hãy liên hệ ngay với Việt Tín để được tư vấn thêm !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
2 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận