Thế nào là nhãn hiệu có khả năng phân biệt?

Bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn đối với người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.

thế nào là nhãn hiệu có khả năng phân biệt

Việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ là việc đăng ký bảo hộ nhãn đó, mà còn là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chủ động theo dõi, nghiên cứu thị trường để phát hiện ra những nhãn hiệu không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu của mình để yêu cầu họ ngừng sử dụng, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhưng để có thể yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp khác ngừng sử dụng nhãn hiệu không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu của mình đã được đăng ký bảo hộ, thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó cũng phải hiểu nhãn hiệu có khả năng phân biệt được thể hiện như thế nào, từ đó mới có căn cứ để yêu cầu chấm dứt hành vi, hay yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Để làm rõ vấn đề này, Luật Việt Tín xin chia sẻ tới quý khách hàng các thông tin về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:

– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi được tạo thành bởi các yếu tố dễ nhận biết, không trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó về cả phần từ ngữ và hình ảnh. Nhãn hiệu sẽ không có khả năng bảo hộ nếu như có chứa các dấu hiệu như sau:

Thứ nhất, các hình học đơn giản hoặc chữ cái, chữ số thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Trừ những trường hợp nhãn hiệu đã nổi tiếng được biết đến một cách rộng rãi.

Thứ hai, những biểu tượng, hình vẽ, tên gọi của hàng hóa/dịch vụ bằng bất kỳ loại ngôn ngữ nào đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Thứ ba, các dấu hiệu sau đây sẽ không thể coi là có khả năng phân biệt nếu như chỉ tính chất đặc điểm của sản phẩm: như mỏng nhẹ, mềm mại…; hay phương thức sản xuất, cách sử dụng, chủng loại, thành phần sản phẩm, thời gian sản xuất. Trừ trường hợp dấu hiệu đó có khả năng phân biệt với những hàng hóa cùng chủng loại, cùng công dụng, cùng chất lượng.

Ngoài ra, còn một số những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu theo điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.

Vì sao nhãn hiệu cần có khả năng phân biệt?

Nhãn hiệu khi kinh doanh trên thị trường cần có khả năng phân biệt với những nhãn hiệu đã tồn tại trước đó. Mục đích của nhãn hiệu chính là dùng để phân biệt sản phẩm của cá nhân, đơn vị sản xuất này với cá nhân, đơn vị sản xuất khá.

Chính vì vậy nếu như nhãn hiệu không đảm bảo được mục đích này thì sẽ không được bảo hộ. Nhãn hiệu có khả năng phân biệt với những nhãn hiệu khác cho cùng nhóm, cùng loại sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, mà còn đảm bảo quyền và lợi ích của những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng vẫn hay bắt gặp những nhãn hiệu mà khi chỉ nhìn lướt qua không thể phân biệt được sự khác nhau của các nhãn hàng này. Vẫn có nhiều những doanh nghiệp muốn ăn theo thương hiệu của những công ty đã tồn tại từ lâu trên thị trường để không tốn thời gian, công sức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

Với phương pháp làm này có thể gọi là một sự lựa chọn sai lầm, thể hiện tư tưởng làm ăn hạn hẹp. Vì hiện nay, hầu hết các siêu thị, cửa hàng kinh doanh lớn đều yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký logo cho công ty, nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa được bán tại cửa hàng của họ.

Làm thế nào để biết nhãn hiệu có khả năng phân biệt?

Nhãn hiệu có khả năng phân biệt là những nhãn hiệu không thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 74 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.

Thêm vào đó, việc tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng được bảo hộ trước khi đăng ký cũng kiểm tra được khả năng phân biệt của nhãn hiệu, xem nhãn hiệu đó đã có nhãn hiệu đối chứng trong nhóm hàng hóa/ dịch vụ mang nhãn hiệu đó hay chưa.

Trên đây là những thông tin mà Việt Tín chia sẻ tới quý khách hàng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mọi thắc mắc cần trao đổi liên quan đến thủ tục, quy trình, vấn đề pháp lý khác liên quan đến đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Việt Tín để được giải đáp.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận