Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là thành phần rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm đối với các doanh nghiệp. Phụ gia thực phẩm được hiểu đơn giản là các chất được cá nhân, tổ chức chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến. Phụ gia thực phẩm có hoặc không có các giá trị dinh dưỡng, mà chúng chủ yếu nhằm để giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Tuy nhiên để quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm còn cần đến cơ sở pháp lý nào? Quy định đó ra sao? Hãy cùng Luật Việt Tín tìm câu trả lời qua bài viết.

Quy định pháp luật về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

Đối với thông tư 27/2012 không còn phù hợp đối với tình hình hiện tại chính vì thế, bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BYT cụ thể hóa thành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng Phụ gia thực phẩm. 

Tại Thông tư mới này, Bộ Y tế đã yêu cầu cần phải hạn chế mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm, cùng với đó việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm cần phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm tránh ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Thông tư 24/2019 đã quy định rõ về danh mục phụ gia thực phẩm; sử dụng, quản lý phụ gia thực phẩm và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; và thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16.10.2019.

Nguyên tắc xây dựng danh mục về phụ gia an toàn thực phẩm nhằm: bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo việc hài hòa với các quy chuẩn, quy định trong nước cũng như quốc tế về quản lý và sử dụng các chất phụ gia thực phẩm. Đồng thời đã cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý các nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

Thông tư số 24/2019/TT-BYT cụ thể hóa thành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng Phụ gia thực phẩm.

Theo đó Bộ Y tế yêu cầu, nguyên tắc chung trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm cần phải đảm bảo: 

  • Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong danh mục cho phép và phải đúng đối tượng thực phẩm; 
  • Không được sử dụng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; 
  • Hạn chế đến mức thấp nhất có thể hàm lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Thông tư 24/2019 đã nhấn mạnh: Chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm nếu như việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn và đồng thời không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, không được lừa dối người tiêu dùng khi không thể đạt được các tiêu chuẩn bằng các cách làm khác, có hiệu quả hơn về kinh tế cũng như công nghệ…

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến kinh doanh cần phải duy trì đảm bảo các giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với các mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này. Ví dụ như loại đường ăn kiêng cho người bị mắc tiểu đường.

Tăng cường việc duy trì chất lượng, tính ổn định của thực phẩm nhằm mục đích để cải thiện cảm quan thông qua việc sử dụng các phụ gia thực phẩm nhưng không làm thay đổi bản chất, chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng. Phụ gia thực phẩm hỗ trợ trong việc sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm mục đích che giấu các ảnh hưởng của việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp tiêu chuẩn theo quy định.

Ngoài ra, Thông tư 24/2019 cũng đã siết chặt quy định đối với việc: san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn các phụ gia thực phẩm.

Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Luật Việt Tín
Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Luật Việt Tín

Trong đó, Bộ Y tế quy định rất rõ, chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong các trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm, đồng ý bằng các văn bản; việc san chia, đóng gói lại phụ gia thực phẩm này không được gây ra các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng… Cụ thể doanh nghiệp cần: phải liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm có trong các sản phẩm sau phối trộn, cần phải có hướng dẫn sử dụng ở mức tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng, phải tuân thủ các quy định khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.

Các sản phẩm phụ gia thực phẩm thuộc diện như trên cần phải thể hiện rõ ngay sau khi thực hiện việc sang chia, sang chiết, nạp đóng gói lại và phối trộn. Hạn sử dụng được ghi phải tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm trên nhãn gốc của các phụ gia thực phẩm trước khi sang chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại điều này cần tuân thủ đầy đủ.

Xem thêm: Công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm

Trên đây là quy định về quản lý và sử dụng Phụ gia thực phẩm theo thông tư số 24/2019/TT – BYT, hy vọng đã giới thiệu cũng như chia sẻ một quy định mới của pháp luật cho quý khách hàng đã, đang và sử dụng phụ gia bảo quản trong sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình,…

Mọi những thắc mắc về vấn đề này cũng như quy định về công bố sản phẩm, công bố thực phẩm chức năng, công bố mỹ phẩm,… quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Việt Tín chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc cũng như có thể sử dụng những ưu đãi từ dịch vụ pháp lý của Việt Tín.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận