Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A – Z

Trong những năm gần đây xu hướng người Việt Nam muốn khởi nghiệp. Đặc biệt việc thành lập công ty, tự ra làm chủ thay vì làm thuê nhanh chóng diễn ra. Điều này thu hút được nhiều sự chú ý của chính phủ, các ban ngành lãnh đạo.

Việc thành lập chỉ là nền tảng ban đầu nhưng vô cùng quan trọng. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A – Z của Luật Việt Tín hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu và thực hiện được dễ dễ dàng nhất.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A – Z

Căn cứ pháp lý điều chỉnh:

  • Luật Doanh nghiệp số 68/2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ

Theo đó thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trước tiên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập, bởi hồ sơ đăng ký thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Với doanh nghiệp tư nhân:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao hợp lệ của thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Với công ty hợp danh

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty hợp danh

– Bản sao hợp lệ của thẻ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thay đổi cổ đông sáng lập công ty
Thành lập công ty là lựa chọn nền tảng cho quốc gia khởi nghiệp

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty hợp danh

Với công ty TNHH

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên

– Bản sao thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thẻ căn cước công dân, CMND, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Những điều cần biết khi thành lập công ty TNHH

Với công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

– Bản sao thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; Thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hình ảnh 1 thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức
Thành lập công ty cổ phần dễ dàng cùng luật Việt Tín

Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần trọn gói 2020

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh

Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở bằng một trong hai phương thức: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn. Tại Hà Nội, 100% doanh nghiệp phải nộp hồ sơ qua mạng điện tử.

Khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần, giảm một nửa so với trước đây (theo Thông tư 130/2017/TT-BTC).

Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin về doanh nghiệp

Nhận kết quả

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014. Bởi theo Luật cũ, thời hạn cũ là 10 ngày.

Khi có thông báo từ Phòng Đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân đến để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ảnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại chi nhánh
Ảnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại chi nhánh

Công bố thông tin về doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về các nội dung sau đây:

– Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp

– Địa chỉ trụ sở chính

– Vốn điều lệ

– Thông tin nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch…) của người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Ngành, nghề kinh doanh

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Ngoài ra còn những công việc sau thành lập doanh nghiệp cần thực hiện: Như treo biển hiệu, mua chữ ký số, làm con dấu công ty…

Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp?

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp từ A – Z tại Luật Việt Tín

Công ty Luật Việt Tín là một trong những đơn vị uy tín chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ. Công ty có đội nghĩ chuyên viên giỏi, giàu kinh nghiệp, nhiệt tình tận tâm đã tư vấn, hỗ trợ thành công việc thành lập doanh nghiệp cho nhiều đơn vị, cá nhân và nhận được sự ủng hộ tin tưởng của đông đảo khách hàng.

Chính vì thế, nếu quý bạn đọc cần tư vấn, hỗ trợ về thủ tục đăng ký doanh nghiệp hãy liên hệ với Luật Việt Tín, công ty cam kết đảm bảo chất lượng và hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng thực hiện đăng ký doanh nghiệp thành công với thời gian nhanh nhất, chính xác nhất, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của luật Việt Tín có nhiều ưu đãi
Dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp cùng luật Việt Tín

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi cam kết đảm bảo về chất lượng. Qúy khách hàng hãy yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi.

Liên hệ với công ty Luật Việt Tín theo địa chỉ sau:

Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623

Email: luatviettin@gmail.com

Luật Việt Tín luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn cùng bạn!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận