Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt NamViệt Nam là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu nước mạnh nhất khu vực tập trung vào các lĩnh vực thương mại và xây dựng. Cùng với những lợi thế về mặt tự nhiên nhà nước cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để có thể tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư khi thực hiện xin cấp phép vào Việt Nam. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nhà đầu tư có rất nhiều hình thức để có thể đầu tư tại Việt Nam như:  Đầu tư thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam; Góp vốn vào một pháp nhân đang hoạt động tại Việt Nam; theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…Hiện nay, hình thức góp vốn vào một công ty đang hoạt động ở Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
  • Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
  • Nghị định 37/2020/NĐ-CP bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư

Ưu điểm của hình thức đầu tư góp vốn vào công ty đang hoạt động tại Việt Nam

  • Nhà đầu tư mua một phần hoặc mua hơn 51% vốn điều lệ của công ty sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện thủ tục hành chính xin cấp phép nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
  • Làm tăng thêm tính khả thi của dự án kinh doanh tại Việt Nam, hạn chế được bớt các rủi ro của việc kinh doanh tại một môi trường đầu tư mới.
  • Rút ngắn được giai đoạn thăm dò thị trường và tìm hiểu văn hóa của môi trường đầu tư mới.

Hạn chế khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn vào công ty đang hoạt động tại Việt Nam

  • Nhà đầu tư cần phải thẩm định rõ tình hình kinh doanh của công ty đang dự kiến góp vốn; Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của các công ty nợ thuế nhà nước nhiều hoặc tình trạng làm ăn thua lỗ nhiều năm.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam đang hoạt động sẽ phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư và các cảm kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Do đó, không mặc nhiên được hoạt động trên tất cả các ngành nghề công ty hiện đang hoạt động, có những ngành nghề khi nhà đầu tư Việt Nam góp vốn cần phải bỏ một số ngành nghề mà nhà đầu tư không được phép kinh doanh.
  • Sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty phải thực hiện kiểm toán hàng năm.

Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51 % vốn điều lệ hoặc kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc 247 ngành nghề quy định tại Phụ Lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 cần phải thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ xin cấp phép gồm có:

1. Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị gồm:

– Phía nhà đầu tư nước ngoài:

  • Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư (Thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự) và Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu bằng số vốn dự kiến đầu tư vào công ty Việt Nam.
  • Nhà đầu tư là pháp nhân: Giấy phép hoạt động của công ty, Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc giấy xác minh tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế tại quốc gia đó, Điều lệ công ty  (Nếu có), hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp tại Việt Nam, Quyết định bổ nhiệm người đại diện phần vốn góp tại Việt Nam (Thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự), Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty số dư tối thiểu bằng số vốn dự kiến đầu tư (Thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự.

– Hồ sơ pháp lý của công ty Việt Nam

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Hồ sơ cần soạn thảo: Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với những nội dung sau:

2.1. Thông tin về nhà đầu tư:

  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Ghi rõ họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp và địa chỉ thường trú.
  • Đối với tổ chức: Tên doanh nghiệp/tổ chức; Quyết định thành lập hoặc số giấy phép kinh doanh, ngày cấp, cơ quan cấp,địa chỉ trụ sở chính. Lưu ý: Cần phải ghi rõ đầy đủ thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.2. Thông tin về tổ chức kinh tế nhận góp vốn:

  • Ghi rõ các thông tin về: Tên tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt, mã số doanh nghiệp, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.

Chú ý: Tất cả các thông tin kê khai trên phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh nghi theo mã ngành cấp 4 (VSIC)

2.3. Thông tin về tổ chức kinh tế sau thành lập

  • Ghi rõ: Vốn điều lệ (đồng tiền Việt Nam đồng và đồng tiền Đô La).Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, ngành nghề kinh doanh đối với tổ chức sau thành lập.

Chú ý: Riêng về ngành nghề kinh doanh ghi rõ ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4; Đối với những ngành nghề kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải ghi mã CPC.

2.4. Giải trình việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Giải trình về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1. Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Bản sao giấy chứng nhận đầu tư (Kết quả bước 1).

2. Hồ sơ cần soạn thảo:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty : Phù hợp với loại hình nhà đầu tư lựa chọn: Công ty cổ phần hay công ty TNHH.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp(Đối với nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân).
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có).
  • Hợp đồng ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công bố mẫu dấu.

Chú ý: Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh_ Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh.

1. Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Hồ sơ cần soạn thảo:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mua tiêu mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan theo mẫu MĐ – 6 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Bản giải trình việc đáp ứng thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa.

Chú ý: Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có công văn xin ý kiến của các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân. Sau khi có công văn chấp thuận Sở kế hoạch đầu tư thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư.

Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngoài có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu mỹ phẩm. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải xin Giấy phép kinh doanh. Trong quá trình thẩm xét cấp phép phải có công căn chấp thuận của Bộ công thương nêu rõ mã CPC doanh nghiệp được phép hoạt động. Căn cứ vào Quyết định chấp thuận đó Sở kế hoạch đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư.

Trường hợp 2: Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51 % vốn điều lệ và kinh doanh ngành nghề không có điều kiện:

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chuyển nhượng như hồ sơ đối với việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp trong nước. Thực hiên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể hồ sơ soạn thảo theo mẫu quy định tương ứng.

Hiện nay, Nhà đầu tư nước ngoài thay vì thành lập một pháp nhân mới 100 % vốn nước ngoài bằng việc góp vốn vào một công ty đang hoạt động ở Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh. Phương thức này giúp nhà đầu tư có thể hoạt động kinh doanh ở một số ngành nghề có điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Viêt Nam (liên doanh). Đồng thời cũng có thể giữ nguyên một số ngành nghề mà công ty cũ đang hoạt động kinh doanh, quá trình thẩm xét không quá nghiêm ngặt như công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài.

Dịch vụ thực hiện thủ tục góp vốn của nhà đầu đư nước ngoài tại Luật Việt Tín

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam.
  2. Tìm hiểu, đánh giá tình khả thi của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện việc góp vốn như: Ngành nghề kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp đó, đánh giá sơ bộ về giá trị thương hiệu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị tài liệu để hoàn thiện thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam.
  4. Hoàn tất các thủ tục về việc chuyển nhượng tại các cơ quan nhà nước Việt Nam để nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư hợp pháp theo hình thức góp vốn vào công ty Việt Nam.
  5. Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động, thẻ tạm trú của nhà đầu tư nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam.6. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo nội quy công ty, tư vấn về thuế, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác để có thể vận hành được công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu quý khách có thắc mắc gì về việc góp vốn vào công ty tại Việt Nam, vui lòng liên hệ lại với LUẬT VIỆT TÍN để được tư vấn cụ thể!

Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623

Email: luatviettin@gmail.com