Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền khi được thực hiện có thể sẽ để các chủ thể tiến hành đăng ký như cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… tại cơ quan chức năng phải tiếp xúc với một số khái niệm hay tên gọi khác của nhãn hiệu như: nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết,… Nếu không nắm rõ và hiểu được bản chất cũng như các đặc điểm riêng có của các loại nhãn hiệu này, rất có thể việc thực hiện thủ tục sẽ gặp những trở ngại nhất định. Vậy, xin được phép giới thiệu với các bạn đọc và quý khách hàng về nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.

Thứ nhất, về nhãn hiệu chứng nhận. Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng để chứng nhận đặc tính về nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, cách thức cung cấp dịch vụ, cách thức sản xuất hàng hóa, chất lượng, độ an toàn, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu (khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, có thể hiểu một cách khái quát nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc điểm riêng,… của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó cấp nhãn hiệu này cho các tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện nhất định để sử dụng chung.

Ví dụ: Nhãn hiệu rau Đà Lạt và hình là nhãn hiệu chứng nhận do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và được cấp văn bản bảo hộ năm 2009. Nhãn hiệu chứng nhận giúp người tiêu dùng có thể biết được một hàng hóa, dịch vụ đã đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đặt ra hay chưa. Bên cạnh đó, nhãn hiệu tập thể còn giúp xác nhận tính chất chung nhất định của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có gắn trên nhãn hiệu đó. Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền do một cơ quan tổ chức có thẩm quyền chứng nhận là rất cần thiết.

Thứ hai, về nhãn hiệu tập thể. Tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu tập thể như sau: Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức không là thành viên của tổ chức đó thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Điểm đặc biệt của nhãn hiệu tập thể là thay vì chỉ một chủ thể có quyền sở hữu trong một lĩnh vực như những loại nhãn hiệu khác, đối với nhãn hiệu tập thể thì nhiều chủ thể có quyền sử dụng nó mà không lo vi phạm, tuy nhiên các chủ thể này cũng phải thỏa mãn các điều kiện nhất định, cụ thể là các chủ thể sử dụng đều phải nằm trong tập thể đã đăng ký nhãn hiệu tập thể đó.

Chủ của nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đối với nhãn hiệu đó. Thông thường trên thực tế, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sẽ đề ra một quy chế chung cho các thành viên, chỉ khi các thành viên đáp ứng các điều kiện trong quy chế mới được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể đó, việc này nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của các chủ thể còn lại. Ví dụ: Nhãn hiệu Bún bò Huế, Gạo bao Thái Định Hóa, Gạo Tài Nguyên Vĩnh Lợi,… đều được đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận