Tư vấn đăng ký nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là những nhãn hiệu được cùng một chủ sở hữu đăng ký, giống nhau hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm hàng hóa/dịch vụ cùng loại tương tự nhau hoặc có sự liên quan với nhau. Nhãn hiệu liên kết nhằm tạo dựng uy tín của các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên để đạt được giá trị này, chủ sở hữu nhãn hiệu liên kết cần phải tiến hành đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại bài viết này, Luật Việt Tín sẽ chia sẻ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết cũng như tất cả những vấn đề cơ bản liên quan.

Những vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu liên kết

Theo khoản 19, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm từ hai sản phẩm hàng hóa/dịch vụ trở lên với các đặc điểm sau:

– Phải do cùng một chủ thể đăng ký sở hữu

– Các nhãn hiệu phải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau. Trùng có nghĩa là giống về cả nội dung và hình thức còn tương tự là giống về nội dung và hình thức nhưng vẫn có điểm khác biệt cụ thể ở tên gọi, công dụng hoặc tính năng của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ đó.

– Các nhãn hiệu phải có sự liên quan về mẫu nhãn hiệu cũng như nhóm sản phẩm hàng hóa/dịch vụ cung cấp.

Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết

Sở dĩ nhãn hiệu liên kết còn được gọi là nhãn hiệu bao vây bởi khi được đăng ký bảo hộ bởi pháp luật, nhãn hiệu liên kết sẽ có chức năng ngăn chặn bên thứ ba đăng ký, xâm phạm nhãn hiệu tương tự. Việc đưa ra nhiều nhãn hiệu giống nhau, tương tự nhau sẽ làm giảm thiểu tối đa tình trạng chủ thể khác đăng ký bảo hộ.

Do đó, các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân tại Việt Nam nên quan tâm đăng ký nhãn hiệu liên kết để đảm bảo những quyền lợi của mình đồng thời tránh các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết khi có đầy đủ các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết (theo mẫu)

– Mẫu nhãn hiệu

– Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu

– Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí

Về tờ khai đăng ký nhãn hiệu, quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Phần mô tả phải chỉ rõ nhãn hiệu cần đăng ký là nhãn hiệu liên kết

+ Chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc sản phẩm hàng hóa/dịch vụ.

Trường hợp nhãn hiệu là yếu tố liên kết thì phải chỉ rõ có nhãn hiệu nào là cơ bản hay không. Nếu một trong các nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hoặc đã được nêu trong đơn đăng ký trước đó thì phải ghi rõ số văn bằng hoặc số đơn đăng ký đó.

Trường hợp hàng hóa/dịch vụ là yếu tố liên kết thì phải chỉ rõ có hàng hóa/dịch vụ nào là cơ bản hay không. Nếu một trong các hàng hóa/dịch vụ đó đã được bảo hộ hoặc đã được nêu trong đơn đăng ký trước đó thì phải ghi rõ số văn bằng hoặc số đơn đăng ký đó.

Nếu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết không chỉ rõ được như trên thì tất cả nhãn hiệu và hàng hóa/dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu trong đơn sẽ được coi là không liên kết với nhau và do đó khả năng phân biệt nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết.

Những quy định này đã được hướng dẫn chi tiết tại điều 37.4.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các tài liệu nêu trên, quý khách có thể nộp trực tiếp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ của Cục tại 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại Luật Việt Tín

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu liên kết nói riêng thực tế rất phức tạp, đòi hỏi người nộp đơn phải am hiểu về luật pháp cũng như có kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Do đó các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hiện nay thường lựa chọn ủy quyền đăng ký cho các đơn vị đại diện sở hứu trí tuệ uy tín. Trong đó, Luật Việt Tín là một trong những đơn vị được tin tưởng nhất, là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu liên kết với các nội dung sau:

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu liên kết

– Tư vấn thủ tục và hướng dẫn đăng ký

– Tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

– Soạn thảo hồ sơ và đại diện chủ sở hữu nộp đơn đăng ký lên Cục SHTT

– Tiếp nhận thông báo và giải quyết các trường hợp đơn đăng ký bị từ chối

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký và giao tận tay chủ sở hữu.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia Luật Việt Tín về thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết cũng như các vấn đề liên quan. Quý khách có nhu cầu giải đáp chi tiết hơn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt Tín xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 89. Cảm ơn quý khách!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận