Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Đối với loại hình công ty cổ phần, bởi tính quy mô lớn với số lượng các cổ đông của doanh nghiệp. Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần được đánh giá là rất phức tạp. Nhiều trường hợp có thể phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.

Vì vậy Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc đảm bảo quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Cũng như đảm bảo sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp của công ty cổ phần.

Ban kiểm soát là gì? Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Ban kiểm soát là gì?

Để dễ hình dung nếu như công ty cổ phần là “nhà nước” thu nhỏ. Đại hội đồng cổ đông có vai trò là cơ quan lập pháp – nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty. HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp. Nhằm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp. Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và BGĐ.

Ban kiểm soát công ty là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị. Việc lập ra nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Ngoài ra ghi chép sổ sách kế toán thuế doanh nghiệp, báo cáo tài chính. Và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát công ty cổ phần
Ban kiểm soát công ty cổ phần

Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Như đã nêu vấn đề ở trên, Với số lượng cổ đông của CTCP không giới hạn theo luật định. Do đó khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông công ty nhiều hơn. Việc điều hành công ty có thể không phải là cổ đông công ty. Mà công ty có thể thuê người khác thực hiện việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Vì vậy việc điều hành và quản lý sẽ trở lên phức tạp hơn. Do vậy cần phải thành lập Ban kiểm soát để thực hiện việc kiểm tra đối với các cơ quan, cá nhân trong công ty.
  • Ban kiểm soát có vị trí độc lập với các cơ quan khác trong công ty.
  • Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp pháp, tính trung thực và tính hợp lý trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc thống kê, lập báo cáo và thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình thì giúp cho sự minh bạch, công khai về tài chính. Về các hoạt động của công ty để đảm bảo đúng tiến độ, đúng đạo đức, đúng tinh thần pháp luật. Hơn nữa tránh việc lạm quyền của các cơ quan trong công ty và để hoạt động kinh doanh được tốt nhất, đảm bảo lợi ích chung của các cổ đông và lợi ích của công ty.

Quy định pháp luật về ban kiểm soát

Khi số lượng cổ đông dưới 11 cổ đông thì quy mô kinh doanh nhỏ, số lượng ít nên thường không có sự tách bạch hoạt động giữa điều hành và quản lý nên việc không có Ban kiểm soát là hợp lý để tránh cồng kềnh mô hình và tốn kém chi phí.

=> Do đó Ban kiểm soát áp dụng đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông.

Cơ cấu của Ban kiểm soát công ty cổ phầm

Ban kiểm soát mỗi công ty thường có cơ cấu khác nhau, tuy nhiên đều bao gồm:
  • Trưởng ban kiểm soát
  • Thành viên ban kiểm soát chuyên trách
  • Thành viên ban kiểm soát không chuyên trách.
Ảnh minh họa: Kiểm soát công ty
Ảnh minh họa: Kiểm soát công ty

Nội bộ và nhiệm kỳ Ban kiểm soát?

  • Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 03 – 05 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội cổ đông bầu ra sau đó Ban kiểm soát tự bầu ra các chức danh cụ thể trong nội bộ ban.
  • Các thành viên trong Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty

  • Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
  • Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.

Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân/ liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty.

Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng Văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Hình ảnh thành lập công ty cổ phần cần những gì 3
Thành lập công ty cổ phần đơn giản cùng Luật Việt Tín

Trên đây là các vấn đề về ban kiểm soát công ty cổ phần. Hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về các vấn đề pháp lý, cũng như cơ cấu,… theo quy định nhằm phát huy tối đa vai trò trong hoạt động điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận