Vấn đề về đăng ký bảo hộ tên thương mại

Mỗi một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường đều có tên thương mại riêng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tại Điều 76, Điều 77, Điều 78 cũng có quy định về điều kiện để đăng ký bảo hộ tên thương mại.

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tên thương mại là tên mà chủ doanh nghiệp đặt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tên thương mại có thể chính là tên của doanh nghiệp nhưng chỉ lấy phần tên riêng.

Ví dụ như Công ty cổ phần thương mại Mega Floor Việt Nam thì công ty này có thể dùng tên thương mại là Mega Floor, hoặc có thể sử dụng một từ, một cụm từ khác để doanh nghiệp có thể sử dụng làm tên thương mại.

Tuy nhiên, dù có thể lựa chọn một tên thương mại khác với tên doanh nghiệp nhưng hầu hết các chủ doanh nghiệp đều mong muốn phần tên doanh nghiệp, cũng như tên thương mại, tên thương hiệu có sự gắn kết với nhau để khi nhắc đến tên thương mại A thì họ sẽ nhớ đến công ty A cũng như những sản phẩm hay dịch vụ mà công ty A kinh doanh trên thị trường.

Tên thương mại có thể được sử dụng để in trên biển hiệu của công ty, trên các website quảng cáo, bán hàng, các giấy tờ giao dịch, hoặc in trên chính bao bì của sản phẩm… Tên thương mại trong nhiều trường hợp được sử dụng như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ.

1. Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ

Cũng tương tư như đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký tên thương mại cũng cần phải đảm bảo các điều kiện để có thể được bảo hộ, vì không phải tên của doanh nghiệp nào cũng có thể lấy để đăng ký làm tên thương mại được. Chính vì vậy cần phải có những yêu cầu như sau:

  • Tên thương mại là tập hợp chữ cái, tập hợp chữ số hoặc sự kết hợp của hai yếu tố này nhưng phải phát âm được.
  • Tên thương mại chứa thành phần tên riêng ( ngoại trừ trường hợp nó đã được biết đến rộng rãi)
  • Không được trùng lặp gây nhầm lẫn với tên thương mại, nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ hay đăng ký trước đó.
  • Tên thương mại đăng ký không được là tên của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị công lập, sự nghiệp…
Tên thương mại được bảo hộ quốc tế

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ thì việc sử dụng tên thương mại được nhiều người biết đến là khá khó khăn, vì vậy khi chứng minh việc sử dụng tên thương mại này là của mình là một trở ngại rất lớn.

Bởi vậy, đăng ký tên thương mại dưới dạng đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm hoặc nhãn hiệu dịch vụ là một giải pháp phù hợp, kịp thời giúp ngăn chặn việc bị ăn cắp tên thương mại và tránh những rắc rối sẽ gặp phải khi phải chứng minh tên thương mại này là của mình trước cơ quan có thẩm quyền, cũng như đối thủ kinh doanh. Và khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tên thương mại thì không giống như các trường hợp tên thương mại đã được biết đến rộng rãi, nổi tiếng thì chủ sở hữu cũng cần có những giấy tờ để chứng minh quyền của mình đối với tên thương mại bằng một văn bản xác thực.

Chủ sở hữu của tên thương mại có các quyền như sau:

  • Sử dụng tên thương mại trong kinh doanh để xưng danh, in trên các ấn phẩm do công ty phát hành, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch( như hợp đồng, hóa đơn…), trên sản phẩm hàng hóa, poster, … Cách sửu dụng tên thương mại cũng tương tự như sử dụng nhãn hiệu hàng hóa.
  • Chủ sở hữu của tên thương mại được quyền chuyển giao tên thương mại cho người khác với điều kiện việc chuyển giao này được thực hiện cùng việc chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để hiểu thêm chi tiết về tên thương mại cũng như giải pháp bảo hộ tên thưuong mại, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với luật Việt Tín để được tư vấn, trợ giúp miễn phí.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận