Những điều cần biết về vốn pháp định của công ty

Vốn được xem là yếu  tố quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện hành có yêu cầu gì về vốn để thành lập doanh nghiệp?

Bài viết dưới đây luật Việt Tín sẽ giới thiệu cho các bạn những quy định mới nhất về vốn pháp định.

Vốn điều lệ quyết định nhiều vấn đề trong doanh nghiệp

Vốn pháp định là gì?

Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định về vốn pháp định so với luật doanh  nghiệp 2005. Hiện nay, vốn pháp định được quy định, hướng dẫn tại các văn bản dưới luật đối với từng ngành nghề cụ thể.

Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu do pháp luật đặt ra đối với một số ngành nghề kinh doanh. Do đó, đây được xem là một trong số các điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

Vốn pháp định được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Cá nhân, tổ chức chỉ được thành lập doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đáp ứng đủ mức vốn theo quy định.

Rất nhiều cá nhân, tổ chức hiện nay còn nhầm lẫn giữa hai chế định về vốn pháp định và vốn điều lệ. Bản chất hai chế định này là hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp 2014, là tổng giá trị tài sản các thành viên, cổ đông đã góp, cam kết góp vào doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý, không nên nhầm lẫn hai quy định này với nhau.

Xem thêm: Tổng hợp các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty mới nhất

Đặc điểm của vốn pháp định

Có thể thấy vốn pháp định được xem là “ngưỡng tài chính” tối thiểu mà nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng và chứng minh bằng các phương thức khác nhau để được hoạt động kinh doanh. Vốn pháp định có những đặc điểm chính như sau:

– Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

– Phạm vi áp dụng: Danh mục các ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.

– Thời điểm áp dụng: khi thành lập doanh nghiệp.

– Vốn pháp định không phải là vốn điều lệ.

– Vốn góp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải lớn hơn vốn pháp định.

Vốn pháp định đảm bảo khi thành lập công ty

Những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định:

Hiện nay, pháp luật quy định một số ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Mỗi ngành nghề có một mức vốn pháp định khác nhau. Do đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần lưu ý một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định sau:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng
  • Tổ chức tín dụng:

– Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng

– Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng

– Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

– Công ty tài chính: 500 tỷ đồng

  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: từ 100 – 500 triệu đồng
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng
  • Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng
  • Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ đồng
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng

….

Tăng vốn điều lệ công ty một thành viên
Thay đổi vốn điều lệ công ty

Xem thêm: Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề

Vai trò của vốn pháp định trên thực tế

Việc quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết trong quản lý doanh nghiệp. Quy định nhằm hạn chế những rủi ro và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Bởi thực chất những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Những ngành nghề này có tính đặc thù, với tính chất riêng biệt, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của xã hội.

Cá nhân, tổ chức khi quyết định thành lập doanh nghiệp và kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định cần hết sức lưu ý nội dung này để đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh.

Ảnh minh họa đối với nhiều ngành nghề vốn pháp định sẽ được điều chỉnh phù hợp
Ảnh minh họa đối với nhiều ngành nghề vốn pháp định sẽ được điều chỉnh phù hợp

Xu thế chung của thế giới hiện nay là hạn chế tối đa ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam vốn pháp định đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề. Điều này kéo thêm hàng loạt các thủ tục hành chính áp dụng cho doanh nghiệp. Thậm chí trong một số trường hợp vốn pháp định tạo cản trở cho nhà đầu tư gia nhập thị trường. Do vậy hy vọng trong thời gia sắp tới, những quy định pháp luật về vốn pháp định sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn.

Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty theo quy định hiện hành

Mọi thắc mắc về thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ luật Việt Tín để được hỗ trợ.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận