Xin hỏi về việc đe dọa người khác qua tin nhắn

Việt Tín có nhận được câu hỏi như sau: hôm qua em có nhận được cuộc điện thoại của một anh trai có quen biết đe doạ tính mạng và xâm hại đến sức khoẻ(đánh cho tàn tật)vì lí do anh làm trung gian mua bán xe oto của em mà không kiếm trác dược gì(trong khi mua bán không thành công và anh trung gian ở giữa phải nghe nhiều lời qua tiếng lại không vui vẻ).Sự việc có như vậy nhưng anh ấy đe doạ em có đúng không.em đang bối rối và lo lắng cho mình và gia đình(lý do vì em có biết anh ấy có chơi với dân anh chị xã hội đen)các bác tư vấn cho em nên sử sự và hành đông như thế nào trong lúc này.có nên viết dơn trình báo công an chưa ạ?kính mong các bác chỉ giáo,cám ơn !

Chúng tôi xin trả lời như sau

Theo Điều 103 (Bộ luật hình sự) thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác.

Hành vi đe dọa này có thể thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, email, lời nói, cử chỉ… đã làm tâm lý  người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện và khi đó hành vi này sẽ cấu thành tội phạm.

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Loại tội phạm này chỉ được coi là tội phạm ít nghiệm trọng có khung hình phạt có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm (khoản 1, Điều 103). Tuy nhiên, trong trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng thuộc (điểm a,b,c,d, khoản 2, Điều 103) bị coi là tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự  khi có các tình tiết giảm nhẹ hoặc tác hại gây ra không lớn … thì được gia đình hoặc cơ sở được chỉ định nhận giám sát, giáo dục.

Như vậy, hành vi nhắn tin đe dọa gây thương tích mặc dù đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và không có dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, đây là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (điểm b, khoản 1, Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP) nên cần phải được xử lý.

Bạn có thể tố cáo hành vi của người đó với cơ quan công an nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình để ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Chúc bạn thành công !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
2 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận