Hiện nay khi nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao thì thị trường vận tải đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Hàng loạt các doanh nghiệp vận tải ra đời trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng nhất cho thị trường nhiều tiềm năng này. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc hỗ trợ thành lập và trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp vận tải, Luật Việt Tín cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng với dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy. Đừng ngần ngại khi bạn đang có vướng mắc trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập công ty vận tải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Để đưa công ty vận tải đi vào hoạt động hợp pháp bạn cần thực hiện 2 bước chính đó là: Thành lập công ty và Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT và Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Thủ tục thành lập công ty vận tải
Công ty vận tải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa. Để một công ty vận tải chính thức đi vào hoạt động, trước tiên cần có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… phù hợp với nhu cầu, mục đích kinh doanh và khả năng của khách hàng.
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong đó có ghi rõ ràng và chi tiết về ngành nghề kinh doanh là dịch vụ vận tải theo mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Điều lệ công ty: Điều lệ của công ty bao gồm những quy định cụ thể, hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ của công ty là nền tảng và cơ sở hoạt động của doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên: Danh sách thành viên của công ty phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên trong công ty bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ, giấy tờ cá nhân, số vốn góp…
- Giấy tờ được chứng thực: Đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) hoặc tổ chức ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư).
Thời gian thực hiện thủ tục: 03 ngày làm việc.
Địa điểm nộp hồ sơ: Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.
Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Sau khi thủ tục thành lập hoàn tất, bạn cần tiếp tục xin cấp phép để kinh doanh ngành nghề vận tải bằng ô tô.
Điều kiện xin cấp giấy phép vận tải
a) Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
– Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng, cụ thể:
- Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt.
- Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã.
- Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
- Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằngvănbản với đơn vị kinh doanh vận tải;
- Được tập huấn thường xuyên theo quy định
– Người điều hành vận tải:
- Có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác
- Có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
– Nơi đỗ xe: Nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
– Về tổ chức, quản lý:
- Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
- Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định.
b) Điều kiện cụ thể để kinh doanh vận tải hàng hóa:
– Đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
- Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
- Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên;
- Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên
Thủ tục xin cấp giấy phép vận tải
Sau khi đáp ứng các yêu cầu về điều kiện xin cấp giấy phép, khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải. Chúng tôi đã có một bài viết riêng chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải, để tiện theo dõi bạn có thể xem lại TẠI ĐÂY.
**Lưu ý: Hiệu lực của Giấy phép kinh doanh là 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn.
Kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, công ty vận tải chính thức được thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là một số vấn đề pháp lý quan trọng bạn cần biết được khi muốn thành lập công ty vận tải. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về thủ tục, giấy tờ trong quá trình thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với Việt Tín để được tư vấn miễn phí, giải đáp tận tình!