Thành lập trung tâm gia sư

Trong thời điểm hiện nay, khi nhu cầu học tập và bổ sung kiến thức là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các trung tâm gia sư hỗ trợ cho học viên đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết. Các trung tâm gia sư đang có một thị trường vô cùng tiềm năng, nhưng sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt.

Thành lập trung tâm gia sư
Thành lập trung tâm gia sư

Là doanh nghiệp với nhiều kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ thành lập và tư vấn hoạt động đối với nhiều trung tâm gia sư uy tín, Luật Việt Tín sẽ mang lại quý khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ thành lập Trung tâm gia sư của công ty chúng tôi. Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Tín sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục làm việc để đưa một Trung tâm gia sư vào hoạt động chính thức.

QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIA SƯ

Trung tâm gia sư là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học viên. Trung tâm gia sư được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động theo quy chế và quy định của Pháp luật.

THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIA SƯ

Trung tâm gia sư phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khách hàng thành lập trung tâm gia sư trước hết cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định. Luật Việt Tín cung cấp thủ tục thành lập doanh nghiệp theo nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn thủ tục miễn phí.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khách hàng sẽ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thành lập trung tâm gia sư theo quy định như sau:

1. Điều kiện xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

Điều kiện chung:

  • Không dạy thêm:
    • Đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
    • Đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  • Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
    • Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
    • Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Điều kiện cụ thể:

  • Địa điểm thực hiện việc dạy thêm:
    • Có sự cam kết với UBND xã/ phường/ thị trấn về việc đảm bảo vệ sinh, trật tự…
    • Công khai các nội dung tại địa điểm dạy thêm bao gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động, danh sách học viên, thời khóa biểu, mức thu.
  • Người trực tiếp giảng dạy:
    • Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
    • Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
    • Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế…
    • Có sự xác nhận của thủ trưởng hoặc chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn về các nội dung trên.
  • Người tổ chức giảng dạy:
    • Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
    • Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
    • Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế, không bị kỷ luật với hình thức thôi việc…
  • Điều kiện về cơ sở vật chất:
    • Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn.
    • Đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên, đủ độ sáng và thông gió.
    • Kích thước bàn học, ghế, bàn, bảng học được thiết kế theo yêu cầu của các văn bản liên quan.
    • Có công trình vệ sinh và nơi chứa rác thải vệ sinh.

2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm;
  • Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động và người đăng ký dạy thêm;
  • Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
  • Giấy khám sức khoẻ của giáo viên và người  tổ chức hoạt động dạy thêm;
  • Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Bước 2. Nộp hồ sơ:

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định
  • Hình thức nộp: Nộp trực tiếp
  • Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa của Sở giáo dục đào tạo (cấp tỉnh) hoặc Phòng giáo dục đào tạo (cấp huyện).
  • Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc
  • Kết quả: Quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm Hoặc văn bản không chấp thuận.

Kể từ ngày được cấp giấy phép về việc tổ chức dạy thêm, học thêm. Trung tâm được chính thức đi vào hoạt động theo quy định.

NẾU BẠN CÓ VƯỚNG MẮC VỀ HỒ SƠ THỦ TỤC TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIA SƯ HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI  ĐỂ  ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Subscribe
Nhận thông báo
guest
5 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận