Thủ tục thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng

Khi mà xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, thì sự xuất hiện của các công ty xây dựng ngày càng tăng. Đây cũng là nguyên nhân trong thời gian gần đây hàng loạt các công ty tư vấn giám sát xây dựng ra đời. Tuy nhiên việc thành lập một công ty tư vấn giám sát xây dựng là không hề dễ dàng khi đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Luật Việt Tín với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong việc thành lập các công ty tư vấn giám sát xây dựng cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi lựa chọn dịch vụ của công ty chúng tôi.

Quy định về ngành, nghề tư vấn giám sát xây dựng

Tư vấn giám sát xây dựng
Tư vấn giám sát xây dựng

Theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục IV Luật Đầu Tư 2014, ngành nghề tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng là một trong những ngành có điều kiện, cần đáp ứng những tiêu chí nhất định để được thực hiện việc kinh doanh.

Hiện nay, việc cấp giấy phép liên quan đến lĩnh vực này được quy định tại nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Để công ty tư vấn giám sát đi vào hoạt động bạn cần thực hiện 2 thủ tục là thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép hoạt động ngành nghề.

Thủ tục 1: Thành lập doanh nghiệp tư vấn giám sát xây dựng

Trước khi thực hiện thành lập, quý khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với khả năng, nhu cầu kinh doanh. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân…

Sau khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, quý khách thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định. Cụ thể:

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo sự chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị, làm cơ sở để thể hiện các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Điều lệ của công ty bao gồm những quy định cụ thể, hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ của công là nền tảng và cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Điêu lệ công ty không được trái với quy định của
  • Danh sách thành viên: Danh sách thành viên của công ty hợp danh phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên trong công ty bao gồm: tên/ tuổi/ địa chỉ/ giấy tờ cá nhân/ số vốn góp…
  • Giấy tờ được chứng thực: Đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) hoặc tổ chức ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư).

Nộp hồ sơ

  • Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
  • Phương thức nộp: Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    • Nộp hồ sơ trực tiếp: Cá nhân có nhu cầu thành lập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
    • Nộp hồ sơ qua mạng; Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Khách hàng có thể thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn của Sở kế hoạch đầu tư.
  • Thời gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc.

Trả hồ sơ và nhận kết quả

Khi đến ngày trả kết quả, cá nhân là đại diện doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp có sai sót trong hồ sơ sẽ có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh về việc sửa đổi bổ sung.

**Lưu ý: Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 và nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp không cần nộp cùng mẫu chứng chỉ hành nghề với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có sự thanh kiểm tra, giám sát để xác định doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện kinh doanh.

Thủ tục 2: Xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng
Thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng

Điều kiện cấp chứng chỉ

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

3 hạng chứng chỉ có thể đăng ký

Hiện nay, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, giám sát thi công công trình xây dựng được phân thành III hạng. Bao gồm:

  • Hạng I:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  • Hạng II: 

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  • Hạng III:

a) Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

**Lưu ý: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.

Hồ sơ cấp chứng chỉ

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện).
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời Điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.

Trình tự thực hiện

  • Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.
  • Kết quả: Chứng chỉ năng lực xây dựng. Trường hợp có sự thiếu sót về hồ sơ sẽ có thông báo về việc bổ sung, thay đổi.

Sau khi hoàn thành việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, doanh nghiệp được kinh doanh hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng.

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI  ĐỂ  ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ NẾU BẠN CÓ VƯỚNG MẮC VỀ HỒ SƠ THỦ TỤC TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG