Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thị trường thì ngày càng cạnh tranh khốc liệt trong khi nhãn hiệu có thể dễ dàng bị làm nhái, bị giả mạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của công ty mình. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Đăng ký nhãn hiệu trong nước và quốc tế cùng Việt Tín

Luật Việt Tín nhiều năm cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho các doanh nghiệp sẽ giúp các bạn nhanh chóng có trên tay tấm bằng bảo hộ.

Nhãn hiệu là gì ?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu thuộc sở hữu của một cá nhân/tổ chức được pháp luật bảo hộ. Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các đơn vị sản xuất/kinh doanh khác nhau.

Các bạn có thể tra cứu nhãn hiệu tại trang của cục sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Phân loại nhãn hiệu

Có rất nhiều các loại nhãn hiệu khác nhau để bạn có thể đăng ký, điều này phụ thuộc vào loại nhãn hiệu của bạn, bao gồm:

Nhãn hiệu hàng hóa

Là nhóm các nhãn hiệu được dùng để phân biệt các loại hàng hóa cùng loại có chung đặc điểm, tính chất của các chủ thể kinh doanh với nhau. Nhãn hiệu hàng hóa được dán lên trên bao bì hoặc trên mỗi sản phẩm để phân biết với các loại sản phẩm hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp khác.

Nhãn hiệu dịch vụ

Là loại nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt giữa các loại dịch vụ với nhau. Sử dụng cho các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ để họ gọi tên dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và phân biệt rõ ràng với các tổ chức cung cấp dịch vụ tương tự khác. Ví dụ: Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm…

Lưu ý: Nhãn hiệu dịch vụ về cơ bản giống như nhãn hiệu hàng hóa có thể được thủ tục đăng ký, gia hạn, hủy bỏ hiệu lực, chuyển nhượng quyền sở hữu  cho một chủ thể khác.

Nhãn hiệu chứng nhận

Là loại nhãn hiệu dùng để chứng nhận một loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với một tiêu chuẩn xác định mà không thuộc sở hữu của bất kể thành viên nào. Bất kể cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này khi nó được cấp văn bằng với điều khiện họ phải chứng minh được sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn mà đã xác định ngay từ ban đầu khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

Chú ý: Ví dụ sản phẩm chế biến từ cói thì tất cả những người sản xuất sản phẩm này có quyền chứng nhận cho sản phẩm của mình. Có nghĩa là chủ đơn sẽ chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất 100 % từ cói.

Nhãn hiệu tập thể

Là loại nhãn hiệu do một tổ chức hay một tập thể các cá nhân đăng ký hoặc là một hợp tác xã đăng ký thì bản thân các tổ chức sử hữu nhãn hiệu tập thể này họ không sử dụng mà các thành viên trong tổ chức đó sử dụng để tiếp thị cho các sản phẩm của họ.

Chú ý: Nhãn hiệu tập thể tổ chức tập thể không phải là người sử dụng nhãn hiệu mà các thành viên trong tập thể đó được quyền sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Là nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan hành chính, tư pháp) của một quốc gia nhất định công nhận. Nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ mà chủ sở hữu không cần phải đăng ký. Với mục đích ngăn không cho các công ty khác lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng gây ra thiệt hại và uy tín của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng.

Ý nghĩa của việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu

  • Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ của công ty với các công ty khác
  • Một nhãn hiệu đã được đăng ký là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu cho chiến lược phát triển bền vững của công ty đặc biệt là việc quảng cáo, marketing cho sản phẩm
  • Một nhãn hiệu được đăng ký giúp cho nhà sản xuất ý thức được việc duy trì chất lượng sản phẩm, không xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
  • Tạo ra cơ sở phát sinh quyền sở hữu là căn cứ cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến sản phẩm
  • Tạo uy tín trong thị trường khi sản phẩm của công ty có ký hiệu @ bên cạnh nhãn hiệu và được đăng vào Đăng bạ nhãn hiệu quốc gia

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  1. Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có gắn mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
  2. Giấy ủy quyền (nếu doanh nghiệp nộp thông qua đơn vị đại diện Sở Hữu Công Nghiệp)
  3. Mẫu nhãn hiệu đăng ký
  4. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  5. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền của người khác như: Di chúc, Hợp đồng chuyển nhượng đơn (nếu có)
  6. Bản sao đơn đầu tiên kèm đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên
  7. Biên lai thu phí nộp hồ sơ

Chú ý: Tất cả những tài liệu nêu trên đều phải nộp đồng thời một lúc. Tuy nhiên, nếu trong 2 tháng thẩm định về mặt hình thức thì doanh nghiệp vẫn có thể nộp thêm một số tài liệu chứng minh về quyền ưu tiên hoặc chứng minh xuất sứ hàng hóa.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt Tín

  1. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và các thủ tục pháp lý liên quan
  2. Tư vấn cách thức thiết kế nhãn hiệu cho phù hợp với hàng hóa/dịch vụ dự kiến đăng ký
  3. Thực hiện việc phân nhóm ngành đăng ký theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
  4. Thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ miễn phí cho Quý khách hàng. Đồng thời đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu của khách hàng dựa trên cơ sở kết quả tra cứu
  5. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
  6. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đại diện cho quý khách nộp và theo dõi đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
  7. Sửa đổi, bổ sung theo công văn yêu cầu của Cục
  8. Giúp khách hàng soạn thảo công văn khiếu nại trong trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
  9. Nộp lệ phí cấp văn bằng, nhận văng bằng và bàn giao cho Quý khách
  10. Tư vấn về cách thức thực hiện quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
  11. Tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp văn bằng
  12. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng văn bằng đã được cấp cho chủ thế khác
  13. Gửi công văn, đề xuất phương pháp giải quyết đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
  14. Thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng cho Quý khách hàng
  15. Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác

Mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đăng ký nhãn hiệu độc quyền vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
51 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận