Công bố thực phẩm nhanh, hiệu quả 99,99%, bạn đã biết chưa?

Luật công bố thực phẩm áp dụng cho đối tượng nào? Doanh nghiệp của bạn đang cần công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm nhưng lại gặp khó khăn, rắc rối trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ pháp lý? Nếu bạn sở hữu một công ty đang tham gia vào một doanh nghiệp khác, những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp công bố chất lượng thực phẩm thành công, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức đi lại và tài chính.

Đôi nét về quy định công bố chất lượng thực phẩm của chính phủ Việt Nam.

Công bố thực phẩm là gì? Có bắt buộc không?

Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khách, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để để có trong tay giấy phép lưu hành.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị nộp phạt và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ban hành.

cong-bo-thuc-pham-1
Nói cách khách, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để để có trong tay giấy phép lưu hành.

Lý do cần phải công bố thực phẩm.

Việc công bố chất lượng thực phẩm không những có tác dụng giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Gây dựng uy tín, thương hiệu

Đối với một doanh nghiệp, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành hay bại trong kinh doanh. Công bố thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước. Khi đó các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, tạo được niềm tin, độ uy tín cao và dần dần khẳng định được thương hiệu, nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Theo tâm lý chung của người tiêu dùng thì chắc chắn những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố. Bởi các sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Vậy nên nếu kinh doanh thực phẩm đã được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ.

Góp phần đẩy cao hiệu quả kinh doanh

Khi đã có thương hiệu, có được sự quan tâm và tin tưởng từ phía khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ có một lượng khách hàng lớn, doanh số bán hàng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó khi công bố thực phẩm, chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp ổn định và được cải tiến ngày càng tốt hơn đồng thời có kế hoạch tối ưu chi phí trong sản xuất. Doanh số bán hàng tăng, tối ưu được chi phí thì chắc chắn doanh thu sẽ tăng lên rất nhiều, đem lại hiệu quả như mong muốn.

cong-bo-thuc-pham
Công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để để có trong tay giấy phép lưu hành.

Một số quy định trong luật công bố thực phẩm.

Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm

  • Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.

Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm.

Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học
  • Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế đã quy định.

Cơ sở pháp lý làm thủ tục đăng ký công bố thực phẩm.

Khi làm hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào các loại văn bản:

  • Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Thực phẩm được phép tự công bố.

Ngoài những nhóm thực phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng kể trên, một số nhóm thực phẩm sẽ được phép tự công bố, tức là doanh nghiệp tự do công bố với cơ quan có thẩm quyền mà không có sự bắt buộc của nhà nước. Cụ thể như:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Sản phẩm, nguyên liệu trong sản xuất, xuất nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ mà không tiêu thụ ra bên ngoài hoặc để sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Những sản phẩm thực phẩm nằm trong nhóm này còn được miễn thủ tục tự công bố.

 

trinh-tu-dang-ky-cong-bo-tieu-chuan-san-pham
Đăng ký công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Hướng dẫn chi tiết công bố thực phẩm.

Công bố thực phẩm với các cơ quan chức năng Nhà nước là quá trình tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục giấy tờ pháp lý. Vậy nên các tổ chức, cá nhân muốn đơn giản hóa mọi việc, rút ngắn thời gian công bố an toàn thực phẩm thì không thể bỏ qua hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Trình tự công bố thực phẩm.

Quá trình công bố chất lượng thực phẩm gồm các giai đoạn:

Nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đến trực tiếp cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn từ 7 đến 21 ngày (tùy vào sản phẩm thực phẩm cần công bố) tính từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

Bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Nếu không đồng ý với hồ sơ, cần phải sửa đổi bổ sung, cơ quan có văn bản nêu rõ lý do của yêu cầu. Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung mà doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ sẽ không còn giá trị

Công bố chất lượng thực phẩm. Khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, cơ quan chức năng có trách nhiệm công khai chất lượng sản phẩm trên website của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

Hoàn tất thủ tục. Doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định về phí và lệ phí của pháp luật hiện hành.

Những loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ công bố thực phẩm.

  1. Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
  2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  3. Kế hoạch giám sát định kỳ
  4. Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
  5. Nội dung nhãn phụ sản phẩm
  6. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam
  7. Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.
  8. Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có rất nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền cấp phép loại giấy này nên cần thực sự chú ý, tìm hiểu thật kỹ khi xin cấp phép để không làm mất quá nhiều thời gian, công sức đi lại. Chẳng hạn nếu là cơ sở sản xuất bánh kẹo thì giấy chứng nhận được cấp bởi sở công thương. Nếu là cơ sở sản xuất thịt thì là sở nông nghiệp, còn sản xuất thực phẩm chức năng thì lại là Cục an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ y tế.
  9. Chứng từ do phía nước ngoài cung cấp – cần phải có trong hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩuGiấy chứng từ có 3 loại là giấy chứng nhận lưu hành tự do được nhà nước cấp cho nhà sản xuất có cơ sở ở tại quốc gia đó hoặc cấp bởi quốc gia có đơn vị nhận gia công nếu như sản phẩm được đặt gia công ở nước khác. Loại thứ 2 là giấy chứng nhận phân tích thành phần của sản phẩm thực phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025, trên đó có đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Nhà nước hiện hành. Và loại thứ 3 là HACCP hoặc ISO 22000 – các tài liệu khuyến khích không bắt buộc.
giay-tiep-nhan-dang-ky-cong-bo-san-pham
Mẫu giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm

Nộp hồ sơ công bố thực phẩm ở đâu?

Với thực phẩm thường nhập khẩu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: nộp tạo Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm

Thực phẩm sản xuất trong nước, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm: nộp tại Sở y tế – Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Thời gian thực hiện công bố thực phẩm.

Hồ sơ sau khi được cơ quan chức năng tiếp nhận, thẩm định nếu hợp lệ sẽ trả lại kết quả sau 40 đến 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được thẩm định. Kết quả được trả trên hệ thống online không có bản cứng. Doanh nghiệp tải về để sử dụng cho sản phẩm thực phẩm khi lưu thông.

Xem thêm: Một số quy định về công bố sản phẩm quan trọng không thể bỏ qua”

Cần lưu ý những gì khi công bố thực phẩm.

Để quá trình làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm diễn ra nhanh chóng, không cần sửa chữa, bổ sung hay trả lại hồ sơ, quý khách cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tất cả tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
  • Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại
  • Với thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần giữ lại invoice hoặc packing list khi nhập hàng mẫu về
  • Trong Điều 8 Chương 2 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có nếu rõ ràng hiệu lực của giấy công bố là 5 năm với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương. Với những cơ sở không có các chứng chỉ trên thì hiệu lực là 3 năm. Hết thời hạn hiệu lực nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu thông sẽ phải làm thủ tục công bố lại.
  • Nếu không am hiểu về luật, nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ chuyên công bố chất lượng sản phẩm uy tín.
  • ,,,

Dịch vụ công bố thực phẩm của Việt Tín.

Thủ tục làm hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cần rất nhiều giấy tờ liên quan đến pháp lý nên vấn đề này luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Bởi không phải ai cũng am hiểu về luật và nắm rõ các trình tự thủ tục, tài liệu cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ. Chính vì vậy dịch vụ nhận hỗ trợ tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm được thành lập. Và Một trong số những đơn vị tư vấn, hỗ trợ làm thủ tục pháp lý được lựa chọn nhiều nhất đó chính là Luật Việt Tín.

dich-vu-cong-bo-san-pham
Khách hàng khi đến với Việt Tín còn được kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm hồ sơ công bố thực phẩm hoàn toàn miễn phí.

Tại sao nên chọn dịch vụ công bố thực phẩm của Việt Tín.

Việt Tín là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm, quý khách hàng sẽ nhanh chóng sở hữu giấy phép lưu hành sản phẩm thực phẩm trong thời gian sớm nhất.

Các dịch vụ công bố thực phẩm của Việt Tín bao gồm:

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc làm thủ tục công bố, bao gồm quy định của pháp luật và thực tế thực hiện.
  • Đánh giá chi tiết tính pháp lý các tài liệu khách hàng cung cấp
  • Cung cấp biểu mẫu, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
  • Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm miễn phí, chi phí thanh toán theo biên lai thu phí nhà nước
  • Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước, theo dõi và nhận kết quả

Ngoài ra, khách hàng khi đến với Việt Tín còn được kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm hồ sơ công bố thực phẩm hoàn toàn miễn phí.

giay-cong-bo
Đến với Việt Tín, việc xin giấy công bố trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết

Quy trình thực hiện công bố an toàn thực phẩm tại Việt Tín.

Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ công bố thực phẩm của Việt Tín, chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện từ khi tiếp nhận yêu cầu đến khi hoàn thành một cách chi tiết dưới đây.

  • Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
  • Tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý và các khía cạnh liên quan đến việc công bố sản phẩm của khách hàng
  • Xem xét tài liệu, tư vấn về tính hợp pháp và hợp lệ của từng lài liệu khách hàng đã cung cấp
  • Sửa đổi, bổ sung tài liệu chính xác
  • Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm thực phẩm cần công bố, gửi mẫu đi xét nghiệm và nhận kết quả
  • Hoàn tất hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ, đóng phí đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh
  • Nhận kết quả từ phía cơ quan thẩm định công bố thực phẩm và gửi trả lại cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc công bố thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham khảo để sớm hoàn thiện hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm của mình mang đến người tiêu dùng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với Việt Tín để được tư vấn, hỗ trợ tận tâm nhất bởi các chuyên gia qua hotline 0945 292 808 – 0978 635 623 hoặc đến trực tiếp văn phòng làm việc theo địa chỉ:

Tại Hà Nội: Số 71A ngõ 9 Hoàng Cầu, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 63/19 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.

Xem Thêm: “Công bố sản phẩm là gì? Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm”

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
4 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận