Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ của Công ty. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về các trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cũng như trình tự, thủ tục tiến hành việc tăng vốn điều lệ của công ty.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, chúng tôi xin tư vấn cho quý khách những thông tin cụ thể liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp như sau:
VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY LÀ ?
Vốn điều lệ được hiểu là vốn tổng giá trị tài sản do các thành viên sáng lập góp hoặc cam kết góp tại thời điểm thành lập công ty được ghi trong điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây không phải là số vốn cố hữu không thể thay đổi được mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì vốn điều lệ là loại vốn có thể biến động được.
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY
- Tăng vốn đối với Doanh nghiệp tư nhân
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thực hiện thủ tục tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp, việc tăng vốn điều lệ công ty được ghi chép đầy đủ bằng sổ sách kế toán.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đến Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH một thành viên có thể tiến hành tăng vốn điều lệ của công ty bằng việc chủ sở hữu công ty góp thêm hoặc huy động thêm vốn góp từ người khác đồng thời quyết định hình thức và mức tăng vốn điều lệ.
Đối với trường hợp, chủ sở hữu công ty góp thêm vốn vào công ty thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty.
Đối với trường hợp, công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân, tổ chức khác thì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình doanh nghiệp mới phù hợp với nội dung thay đổi. Đồng thời, gửi Hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lên Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hai cách thức sau đây
- Cách 1: Tăng vốn góp của các thành viên. Đối với trường hợp này thì ốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2014. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn, thì số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
- Cách 2: Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Đối với trường hợp này nếu số lượng thành viên vượt quá 50 thành viên thì Công ty phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty Cổ phần theo quy định. Đồng thời, gửi Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kèm theo nội dung tăng vốn điều lệ Công ty lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Tăng vốn điều lệ đối với Công ty Hợp danh
Việc tăng vốn điều lệ Công ty hợp doanh được tiến hành theo hai cách sau đây:
- Cách 1: Tăng vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty theo tỷ lệ tương ứng của họ trong công ty.
- Cách 2: Tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn mới vào trong công ty.
- Tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
Việc tăng vốn điều lệ đối với công ty cổ phần thực chất là việc chào bán cổ phẩn nhằm tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động của công ty.
Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Cách 1: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
- Cách 2: Chào bán ra công chúng;
- Cách 3: Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Lưu ý: Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY
Bước 1: Quý khách hàng thực hiện việc scan bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi về địa chỉ email: [email protected]. Chúng tôi kiểm tra mã số doanh nghiệp để biết tình trạng của doanh nghiệp trên lịch sử lưu của công thông tin điện đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty.
2.1. Đối với trường hợp các thành viên công ty tăng theo tỷ lệ vốn góp không thêm thành viên công ty.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao y chứng thực).
2.2. Đối với trường hợp huy động thêm thành viên bên ngoài góp vốn vào công ty.
a/ Cá nhân góp vốn:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao y chứng thực).
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân (người Việt Nam); Hộ chiếu có hợp thức hóa lãnh sự (người nước ngoài).
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu bằng số vốn cam kết góp (Đối với nhà đầu tư là người nước ngoài).
b/ Pháp nhân góp vốn:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty huy động vốn.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty góp vốn.
- Báo cáo tài chính có kiểm toán 02 năm liền trước năm thực hiện thủ tục góp vốn; Điều lệ công ty (Nếu có); Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam, hộ chiếu (Nếu là người nước ngoài) đại diện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chú ý: Nếu là pháp nhân có quốc tịch nước ngoài đầu tư thì cần phải hợp thức hóa lãnh sự các tài liệu phía công ty nước ngoài cung cấp. Nếu pháp nhân đó có vốn đầu tư nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì các tài liệu nếu trên chỉ cần sao y công chứng là được.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hàng về việc tăng vốn điều lệ của công ty.
Sau khi tiếp nhận tài liệu và thông tin kê khai về tỷ lệ vốn điều lệ cần tăng của Quý khách hàng; Chuyên viên bộ phận doanh nghiệp của Luật Việt Tín sẽ đánh giá tính pháp lý của những tài liệu đó để có thể soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục tăng vốn. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II – 1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ); Biên bản hơp của Hội Đồng Quản trị (Công ty cổ phần): Với nội dung tăng vốn điều lệ công ty, ghi rõ tỷ lệ số vốn dự kiến tăng.
- Quyết định của chủ sở hữu về việc tăng vốn điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên sau thay đổi (công ty TNHH); danh sách cổ đông (công ty cổ phần).
- Bổ sung thông tin thành viên mới vào danh sách thành viên (công ty TNHH); Bổ sung thông tin thành viên mới vào sổ cổ đồng).
- Hợp đồng dịch vụ tư vấn (nếu Quý khách hàng sử dụng dịch vụ tại các đơn vị tư vấn).
- Giấy giới thiệu (Nếu là nhân viên công ty thực hiện nộp hồ sơ)
Chú ý: Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ công ty do huy động thêm vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo thủ tục đầu tư. Xác định về nguồn gốc vốn góp và ngành nghề cũng như tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.
Bước 4: Nộp hồ sơ.
- Hình thức thứ nhất: Nộp hồ sơ bằng bản giấy tại Bộ phận một cửa của phòng đầu tư trong nước thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
- Hình thức thứ 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại cổng thông tin đăng ký kinh doanh.
Nếu hồ sơ hợp lệ sau 3 ngày làm việc chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ trình ký và trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ ra thông báo sửa đổi bổ sung để doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi bổ sung.
Bước 5: Nhận kết quả.
- Hồ sơ nộp bản giấy: Kết quả sẽ trả ra cho doanh nghiệp tai Bộ phận 1 cửa.
- Hồ sơ nộp online doanh nghiệp: Trên hệ thống sẽ trả ra một thông báo về việc hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đã hợp lệ. Doanh nghiệp in thông báo này kèm hồ sơ đã nộp lên Sở kế hoạch đầu tư đối chiếu để được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã thay đổi.
Bước 6: Công bố nội dung đăng ký kinh doanh đã được thay đổi.
Sau khi doanh nghiệp nhận được Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản vàng) đã thay đổi thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục đăng công bố thông tin doanh nghiệp đã thay đổi lên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Đây là quy đinh mới bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thay đổi các hạng mục trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp.
DỊCH VỤ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty.
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho việc thay đổi vốn điều lệ.
- Đánh giá tính pháp lý của các tài liệu Quý khách hàng cung cấp, hướng dẫn hiệu chỉnh nếu các tài liệu đó chưa hợp lệ.
- Soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, bàn giao cho Quý khách hàng.
- Đăng công bố thông tin về việc thay đổi vốn điều lệ công ty tại cổng thông tin điện tử về đăng ký kinh doanh.
- Nộp tờ khai thuế môn bài, hỗ trợ nộp thuế môn bài bổ sung nếu như việc thay đổi đó ảnh hướng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng.
- Tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài nếu việc thay đổi đó có thành viên góp vốn mới là người nước ngoài.
KẾT QUẢ QUÝ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯƠC KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ TẠI LUẬT VIỆT TÍN.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã điều chỉnh về mức vốn điều lệ (Sở kế hoạch thu bản cũ đã cấp trước thời điểm thay đổi và cấp bản mới có nội dung thay đổi cho doanh nghiệp).
- Giấy xác nhận nội dung đăng ký kinh doanh đã thay đổi có dấu của Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin thay đổi.
- Giấy Biên nhận về việc đăng công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh và biên lai thu phí (300.000 VNĐ) phí đăng công bố.
- 01 bộ hồ sơ tăng vốn điều lệ do Luật Việt Tín đóng quyển có ghi rõ mục lục gửi bàn giao lại cho Quý khách hàng lưu.
THỦ TỤC SAU KHI THỰC HIỆN VIỆC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ
- Nếu việc tăng vốn điều lệ công ty mà ảnh hướng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp đóng trước đó thì phải nộp tờ khai thuế môn bài và thực hện việc nộp thuế môn bài bổ sung. Doanh nghiệp chú ý hạn mức để biết được có phải thực hiện thủ tục về thuế môn bài hay không? mức thuế 2.000.000 VNĐ (Hai triệu đồng chẵn) áp dụng cho mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ và 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng chẵn) áp dụng cho mức vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên.
- Thực hiện việc khớp chứng từ sổ sách khi vốn điều lệ có sự thay đổi nhất là trong báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính cuối năm.
Chú ý: Đối với việc tăng vốn điều lệ của công ty trong nước không yêu cầu chứng minh về mặt tài chính. Số vốn điều lệ chỉ là vốn kê khai do đó doanh nghiệp rất dễ để có thể thực hiện thủ tục tăng vốn. Tuy nhiên, cũng không nên tăng quá cao sau này giảm vốn rất khó khăn và phức tạp. Nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được việc giảm vốn. Trừ một số trường hợp vay vốn ngân hàng hoặc tham gia các gói thầu mới yêu cầu vốn điều lệ ở một mức nhất định còn lại các trường hợp khác vốn điều lệ không ảnh hưởng đến quá trình giao dịch ký kết hợp đồng thương mại.
Trên đây là nội dung liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của công ty gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến việc tăng vốn điều lệ cũng như được tư vấn một cách chi tiết các thủ tục có liên quan, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.