Tư vấn thành lập công ty, hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ cho bạn

Để tiến hành thành lập công ty (hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp) thì quý vị cần hiểu rõ về quy trình, thủ tục, hồ sơ và những việc phải làm sau thành lập công ty.

Hướng dẫn các bước thành lập công ty/doanh nghiệp chi tiết bằng Video

Trong suốt những năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty cho khách hàng, Luật Việt Tín nhận được khá nhiều câu hỏi liên quán đến thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp như:

  • Bạn Thành Nam có hỏi: Tôi muốn mở công ty riêng về lĩnh vực thời trang, nhưng chưa biết hồ sơ thành lập công ty cần những gì. Mong luật sư tư vấn giúp thủ tục thành lập công ty theo quy định pháp luật hiện nay? Cửa hàng chủ yếu hoạt động kinh doanh online
  • Bạn Thu Hà có hỏi: Em muốn kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng, thiết kế và thi công nhà ở giống như công ty của anh em là Nội Thất Tâm Anh. Nhưng không biết chọn loại hình công ty nào phù hợp và em muốn tự làm hồ sơ nên cho em hỏi: Thành lập công ty mới cần những thủ tục gì ạ?

Ngoài ra thì còn khá nhiều câu hỏi tương tự như trên. Vì vậy, hôm nay Luật Việt Tín xin được chia sẻ với các bạn quy trình, thủ tục thành lập công ty bằng Video trực quan sau đây:

Tóm gọn thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, để thành lập công ty mới thì quý vị cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt hồ sơ pháp lý. Sau đây là các loại giấy tờ phải và thông tin cần có để xây dựng bộ hồ sơ thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật:

  • Chứng minh thư nhân dân (viết tắt cmnd) bản chính hoặc thẻ căn cước công dân. Kèm 01 bản photo chứng minh nhân dân công chứng không quá 06 tháng;
  • Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và đặt tên công ty muốn đăng ký kinh doanh (Lưu ý: tên công ty phải là duy nhất, không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp được thành lập trước đó);
  • Chọn địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty (địa chỉ phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Nếu là nhà thuê thì cần có hợp đồng thuê địa điểm rõ ràng);
  • Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với mô hình doanh nghiệp và ngành nghề đăng ký kinh doanh;
  • Lựa chọn người đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh;
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh (lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động kinh doanh);

Quy trình tiến hành thành lập công ty mới

Hình ảnh Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2018
Các bước tiến hành thành lập công ty/doanh nghiệp 2018
  1. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch và đầu tư);
  2. Tiến hành làm con dấu công ty và thông báo với cơ quan nhà nước về việc sử dụng mẫu con dấu;
  3. Thực hiện đăng công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp quốc gia.
  4. Thực hiện kê khai các loại thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế của quận/huyện trong vòng 10 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh;
  5. Ngoài ra, nếu các bạn muốn kê khai thuế online thì phải mở tài khoản ngân hàng của công ty và mua chữ ký số điện tử (Nếu gặp khó khăn có thể nhờ chúng tôi hỗ trợ);
  6. Tiến hành treo biển hiệu của công ty tại địa chỉ đăng ký kinh doanh (trụ sở chính);

Cách thức soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Hinh-anh-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep
Cách thức soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện lựa chọn 01 trong 03 cách sau đây:

Nộp hồ sơ trực tiếp

1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh với đầy đủ tài liệu, thông tin pháp lý bắt buộc theo quy định của pháp luật và nộp về Phòng đăng ký kinh doanh tại tỉnh/ thành phố đặt trụ sở chính của công ty.

2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả trong vòng 03 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ. 

  • Nếu hồ sơ hợp lệ quý khách nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, quý khách sẽ nhận được thông báo bằng văn bản nếu lý do không hợp lệ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Lúc này người nộp hồ sơ cần nhanh chóng chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu sau đó nộp lại phòng đăng ký kinh doanh và đợi kết quả

Nếu không thể lấy kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thì quý khách có thể thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện. Khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh, nếu thấy có sai sót gì thì lập tức thông báo ngay với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh lại cho chính xác.

Sử dụng chữ ký số công cộng

Hinh-anh-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep-3
Hình ảnh chữ ký số

1. Quý khách cần đăng ký tạo tài khoản trên trang web: dangkykinhdoanh.gov.vn

2. Sau khi tạo tài khoản thành công, quý khách đăng nhập và nộp hồ sơ, sử dụng chữ ký số công cộng để ký xác nhận

Lưu ý: Phải điền đầy đủ và chính xác thông tin theo mẫu trên trang. Với các tài liệu cần tải lên thì để định dạng PDF.

3. Nộp lệ phí theo quy định về phí và lệ phí của pháp luật

4. Khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, quý khách sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh qua email đã đăng ký dưới định dạng PDF

  • Hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan quản lý thuế để tạo mã số thuế cho doanh nghiệp sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo dưới dạng văn bản trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu sử đổi, bổ sung

Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

  1. Truy cập vào Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để yêu cầu cấp tài khoản đăng ký kinh doanh
  2. Đăng nhập vào tài khoản đã được cấp để nhập thông tin theo mẫu, tải lên các tài liệu cần thiết (định dạng PDF) và xác thực nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn trên website
  3. Nếu việc nộp hồ sơ hoàn tất, quý khách nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua email đã đăng ký. Khi đó xảy râ 2 trường hợp:
    – Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh soạn văn bản với đưa ra lý do hồ sơ không hợp lệ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung và gửi về cho người nộp hồ sơ. Khi nhận được thông báo, bạn cần phải điều chỉnh theo đúng yêu cầu, thực hiện lại bước 2– Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển thông tin sang cơ quan quản lý thuế để lấy mã số thuế cho doanh nghiệp. Sau khi có mã số thuế, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo hồ sơ đã hợp lệ qua email
  4. Khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, quý khách nộp hồ sơ bản giấy có kèm theo giấy biên nhận hồ sơ và giấy thông báo hồ sơ hợp lệ lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện
  5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, đối chiều với hồ sơ online đã nộp trước đó và gửi trả kết quả quan email.
    – Kết quả trùng khớp sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    – Kết quả không trùng khớp sẽ nộp lại hồ sơ bản cứng với thông tin giống hệt hồ sơ online

Với kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm hoạt động, chúng tôi thấy việc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ được các chuyên viên xử lý hồ sơ hướng dẫn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại chỗ khi có sai sót.

Thế nên phương pháp này được doanh nghiệp áp dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên nếu nộp hồ sơ theo hình thức online sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức đi lại nên hiện đang được áp dụng phổ biến hơn.

Sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp bạn cần làm gì?

Hinh-anh-can-lam-gi-sau-khi-thanh-lap-doanh-nghiep
Những vấn đề cần phải làm sau thành lập công ty

Sau khi đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doang nghiệp, quý khách có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nhưng song song với đó vẫn phải thực hiện một số thủ tục sau đây:

1. Khắc con dấu công ty
Để khắc dấu công ty, quý khách hãy liên hệ với các đơn vị khắc dấu để làm con dấu riêng cho công ty mình. Để làm con dấu, quý khách cần cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với khách hàng thành lập công ty tại Việt Tín thì sẽ được chúng tôi khắc dấu miễn phí.

2. Mở tài khoản ngân hàng
Việc làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý: Lựa chọn ngân hàng nên chọn ngân hàng lớn, có phòng giao dịch rải khắp nơi trên cả nước để tiện giao dịch

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký mở tài khoản bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo mẫu của ngân hàng đó
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực)
  • Bản sao chứng thực giấy chứng thực cá nhân (Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu)
  • Giấy chứng nhận mẫu giấy tròn công ty (bản sao chứng thực)
  • Đem hồ sơ ra phòng giao dịch của ngân hàng để làm thủ tục mở tài khoản
  • Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng (phí duy trì tài khoản). Mức phí theo quy định của mỗi ngân hàng

Sau khi mở tài khoản cần thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

3. Nộp tờ khai và thuế môn bài
Doanh nghiệp cần chủ động nộp tờ khai và đóng thuế môn bài tại cơ quan quản lý thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Trong trường hợp tự nguyện áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm tùy thuộc vào vốn điều lệ:

Vốn điều lệ Bậc thuế môn bài Mức thuế môn bài cho 1 năm
Trên 10 tỷ đồng Bậc 1 3.000.000 VNĐ/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống Bậc 2 2.000.000 VNĐ/năm

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/07 trở đi) thì chỉ phải nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Về thời hạn nộp thuế môn bài: Cần kê khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên quy định này có thể linh động cho phép nộp trong vòng 30 ngày tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở từng cơ quan.

4. Treo biển hiệu công ty
Các công ty mới được thành lập bắt buộc phải làm biển công ty và gắn tại trụ sở chính của công ty.

Trên biển công ty có chứa nội dung: Tên doanh nghiệp, Mã số thuế, Địa chỉ trụ sở chính, Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website)

5. Mua chữ ký số điện tử
Chữ ký số điện tử có tác dụng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, từ đó giảm thiểu chi phí, thời gian và công sức đi lại.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật Việt Tín để mua chữ ký số điện tử giá thành rẻ và được hướng dẫn sử dụng chữ ký số kê khai nộp thuế qua mạng bởi các chuyên viên

6. Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn GTGT
Nếu có nhu cầu in hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để phục vụ cho hoạt động, doanh nghiệp tiến hành thực hiện việc Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đề nghị đặt in hóa đơn GTGT. Hồ sơ bao gồm:

  • 02 đơn đề nghị đặt in hóa đơn có chữ ký của người đại diện công ty theo pháp luật và có dấu xác nhận của công ty (Tải mẫu đơn: Mẫu 3.14);
  • 02 bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 02 bản sao của Thông báo chấp nhận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của Cơ quan thuế.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 5 ngày làm việc nếu không nhận được thông báo của cơ quan thuế thì doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn đặt in.

Bước 3: Chuẩn bị sẵn sàng khi cơ quan thuế xuống kiểm tra.

Đoàn thẩm tra (1 cán bộ thuế và 1 cán bộ phường nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Việc kiểm tra có thể xuống kiểm tra bất cứ lúc nào, có thể báo trước hoặc không báo trước nên doanh nghiệp cần sắp xếp nhân sự luôn có mặt tại công ty trong giờ hành chính. Công ty cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Treo biển hiệu công ty
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Con dấu tròn
  • Thông báo chấp nhận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty phải trực tiếp làm việc với đoàn thẩm tra và ký xác nhận biên bản thẩm tra cơ sở.

Bước 4: Đoàn thẩm tra sẽ ra đưa ra kết quả đạt hoặc không đạt gửi về cơ quan quản lý thuế. Cơ quan thuế sẽ ra quyết định có chấp thuận cho doanh nghiệp được phép in hóa đơn hay không.

Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn tùy theo nhu cầu hoạt động thực tế.

Hồ sơ đặt in hóa đơn gồm có:

  • Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Bản sao có chứng thực Quyết định được phép in hóa đơn của cơ quan thuế
  • Hợp đồng in ấn giữa doanh nghiệp và đơn vị in.

Bước 6: Thực hiện việc thông báo sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.

Liên hệ Luật Việt Tín để hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp nhanh chóng

Dịch vụ thành lập công ty (doanh nghiệp) trọn gói từ A-Z nhanh nhất
Dịch vụ thành lập công ty (doanh nghiệp) trọn gói từ A-Z nhanh nhất

Có lẽ khó khăn nhất trong việc đăng ký thành lập công ty đó là khâu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý. Thực tế cho thấy có nhiều công ty phải làm đi làm lại bộ hồ sơ rất nhiều lần mà vẫn không đạt yêu cầu,  ngay cả những đơn vị luật uy tín nhất cũng có lúc phải chỉnh sửa và nộp lại hồ sơ. Thế nên Việt Tín đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp sau khi mất quá nhiều thời gian và công sức đi lại nhưng vẫn phải tìm đến chúng tôi để nhờ giúp đỡ.

Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Việt Tín, bạn sẽ không cần phải lo lắng về các thủ tục pháp lý liên quan. Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc luật doanh nghiệp, sẵn sàng tư vấn miễn phí thành lập doanh nghiệp cho quý khách mọi lúc mọi nơi.

Không chỉ tư vấn, các luật sư của chúng tôi còn giúp soạn thảo bộ hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp hoàn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thay mặt khách hàng để hoàn tất các thủ tục thành lập, đóng phí đầy đủ tại cơ quan nhà nước, nhanh chóng có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Qua những thông tin chia sẻ về thủ tục thành lập doanh nghiệp ở trên, nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Việt Tín.Khi đó, mọi vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn, giải đáp và hướng dẫn cặn kẽ từ A đến Z. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng về bất cứ thủ tục pháp lý nào, cũng không cần mất thời gian tìm hiểu.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
31 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận