4 điều bạn cần biết để khởi nghiệp thành công

1. Định vị thị trường:

Bạn cần nhận biết mình sẽ sống trong thị trường như thế nào, quan trọng hơn, bạn cần phải xác định được đâu là thị trường mục tiêu, đồng nghĩa với lượng khách hàng mục tiêu của thị trường đó. Thị trường mục tiêu có thể được hiểu là những khách hàng hiện tại và cả những khách hàng tiềm năng có nhu cầu cũng như sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp chúng ta cung cấp. Để không mắc sai lầm trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cần tiến hành phân loại thị trường. Chỉ có cách này mới giúp bạn tìm ra các kẽ hở của thị trường và cách khai thác thị trường đó. Trên thương trường, kẻ khôn ngoan sẽ tìm ra “mảnh đất đang khô nước” đầu tiên sẽ là kẻ chiến thắng. Apple là một ví dụ điển hình cho “sức mạnh của người tiên phong” trong lĩnh vực máy tính cá nhân với sự “lột xác thần kỳ” từ một gara sửa xe trở thành một công lớn trong lĩnh vực công nghệ.

2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ:

Nhu cầu của con người ngày nay càng nhiều nhưng cũng càng khắt khe hơn theo chiều hướng mong muốn sử dụng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng có tính tiện ích cao hơn. Nếu không đáp ứng được điều này doanh nghiệp của bạn sẽ mất dần khách hàng và đồng nghĩa với cái chết gần kề. Kinh nghiệm xương máu của các doanh nghiệp trong kinh doanh là “bán những gì khách hàng muốn chứ không bán những gì mình có”.

4-dieu-ban-can-biet-de-khoi-nghiep-thanh-cong
4 điều bạn cần biết để khởi nghiệp thành công

>>> Xem thêm: Ban đang muốn hỏi làm thế nào để thành lập công ty

>>> Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty miễn phí cho người mới khởi sự

3. Có đầy đủ các nguồn lực cần thiết:

Dù bạn có hiểu biết sâu sắc đến đâu đi chăng nữa về thị trường và sản phẩm định cung cấp mà không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được sản phẩm của mình lâu dài được. Các nguồn lực cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất, và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng mà chúng ta có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo – kẻ nắm trong tay sinh mạng công ty.

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp đã được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây cho thấy nó là một trong những yếu tố có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Nhưng không có một chuẩn mực nào về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp mang đặc trưng của riêng của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp chính là linh hồn, là lý tưởng, là niềm tin của doanh nghiệp và nó đòi hỏi phải được xây dựng bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty.

“ Một lãnh đạo thông minh sẽ hiểu rằng, ngày nay không chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm và dịch vụ mà họ còn sử dụng một vũ khí cạnh tranh mới, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.”

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận