Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan sẽ áp dụng tới biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi ngân hàng, kê biên đấu giá tài sản đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, khi mà người chủ hữu của doanh nghiệp đó đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng vẫn còn nợ thuế.

Phúc đáp Công văn số 529/HQBD-TXNK ngày 26/06/2017 từ Cục Hải quan tỉnh Bình Dương về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi ngân hàng, kê biên đấu giá tài sản của người chủ sở hữu doanh nghiệp khi mà người đó đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh trong khi mà doanh nghiệp vẫn còn nợ thuế, Tổng cục Hải quan đưa ra ý kiến như sau: Khi phải dùng tới biễn pháp cưỡng chế đối với chủ doanh nghiệp, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật như sau:

Tại Khoản 03 Điều số 54 của Luật Quản lý thuế đã quy định: “doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà chưa hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại sẽ do người chủ sở hữu của doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.

Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ doanh nghiệp

Tại Khoản 02 Điều số 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã quy định: “Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản theo đúng với quy định của pháp luật: doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì người chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty TNHH, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã phải chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại…”

Trong Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 đã quy định như sau: Tại Điều 51 quy định một trong các nghĩa vụ của thành viên đối với loại hình Công ty TNHH 02 thành viên trở lên là: “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đăng ký góp vào công ty”; Tại Điều 73 quy định đối với loại hình Công ty TNHH 01 thành viên: “người chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký trong giấy phép thành lập công ty

Tại Khoản 01 Điều số 32 Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định về dấu hiệu bỏ trốn là: “Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc tổ dân phố nơi đối tượng bị cưỡng chế có hoạt động kinh doanh hoặc theo thông báo của cơ quan thuế về việc đối tượng bị cưỡng chế đã dừng hoạt động (bao gồm cả trường hợp giải thể công ty mà không theo trình tự của Luật doanh nghiệp)”.

Đối với loại hình Công ty TNHH khi chấm dứt hoạt động kinh doanh mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm cả doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản và doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn), cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu hồi đủ nợ thuế, nếu qua thu thập thông tin, xác minh được về số dư tài khoản, tiền lương, tài sản của người chủ sở hữu của doanh nghiệp, hoặc tiền, tài sản khác của người chủ sở hữu doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thì sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại tiết 1a, 1b, 1đ, 1e, khoản 26 Điều số 01 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 để thu hồi số tiền nợ tương ứng với phần vốn góp của người chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện theo đúng với quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 và Thông tư 155/2016/TT-BTC.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận