Bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp cho nhà đầu tư

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của mọi nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, thì Nhà nước vẫn có thể thực hiện quyền trưng mua hoặc trưng dụng số tài sản đó của doanh nghiệp. Trong trường hợp nhà nước thực hiện trưng mua tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó được thanh toán, còn đối với trường hợp nhà nước trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được nhà nước bồi thường theo đúng với giá thì trường tạo thời điểm nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thực hiện thanh toán hoăc bồi thường của nhà nước đối với doanh nghiệp phải bảo đảm lời ích và quyền lợi cho doanh nghiệp và không được phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp đã được nêu rõ tại Khoản 3 Điều 32 trong hiến pháp năm 2013 và Điều 10 về ” Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng”, Điều 5 trong Luật doanh nghiệp 2014 “bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp”; Và cũng được nêu trong Điều số 5 và Điều số 9 của Luật đầu tư 2014.

Ngày 04-01-2016, Bộ Công an đã chính thức ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của của CSGT. Tại Khoản 6 Điều 5 trong Thông tư này quy định các cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có quyền hạn “được phép trưng dụng các phương tiện giao thông; các phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định chỉ có 7 Bộ trưởng (Bộ tài chính, Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ giao thông vận tải, Bộ y tế, Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và các chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có quyền được phép trưng dụng tài sản, đồng thời không được phép phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản tài Điều số 24 trong Luật trưng dụng tài sản năm 2008.

Bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp cho nhà đầu tư

Mặc dù tại Thông tư trên có nhắc lại quy định tại Luật công an nhân dân năm 2014, trong đó cho phép Công an nhân dân được phép thực hiện trưng dụng tài sản của cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp trong trương hợp cần thiết được nếu rõ tại Khoản số 15 Điều 15 về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân trong Luật Công an nhân dân năm 2014. Nhưng chung ta phải hiểu quyền đó chỉ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng bộ Công an, chứ không thể phân quyền cho các cán bộ điều tra, kiểm soát. Vì vậy, việc Thông tư số 01/2016/TT-BCA giao thẩm quyền được phép trưng dụng tài sản của cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp cho các cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông, mặc dù đã có thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật”, vẫn là trái với Luật trưng mua, trưng dụng tài sản, chứ không phái chỉ có nội dung không rõ ràng.

Dự án đầu tư của các doanh nghiệp cũng có thể bị chấm dứt hoạt động và bị Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 6 trường hợp sau đây:

Thứ nhất, dự án đầu tư bị cơ quan quản lý của nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư, khi mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động trong những trường hợp sau đây:

  • Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa được sửa đổi và bổ sung năm 2009;
  • Phục vụ công việc khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước về quản lý môi trường;
  • Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước về quản lý lao động;
  • Thực hiện theo quyết định của bản án của Tòa án, Trọng tài;
  • Nhà đầu tư không thực hiện theo đúng với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục tái vi phạm;

Thứ hai, dự án đầu tư bị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ mọi hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia theo kiến nghị của Bộ Kế hoặc và Đầu tư.

Thứ ba, nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi lại diện tích đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không có quyền tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư.

Thứ tư, dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

Thứ năm, sau 12 tháng mà nhà đầu tư không tiến hành thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện tiếp dự án theo tiến độ đã đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định (tổng số thời hạn giãn tiến độ không được vượt quá 24 tháng, trừ trường hợp bất khả kháng).

Thứ sáu, theo bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài. Quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư cũng có thể bị tiến hành thu hồi vì một số lý do sau:

  • Vì mục đích an ninh, quốc phòng;
  • Vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội;
  • Vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Do vi phạm phát luật về đất đai;
  • Bị chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dỏa, ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Và có 11 trường hợp mà các doanh nghiệp, tổ chức có thể bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai sau đây:

  1. Sử dụng đất sai mục đích mà Nhà nước đã giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị phát hiện sử lý vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà vẫn tiếp tục tái phạm;
  2. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  3. Đất được giao, cho thuê không đúng với đối tượng hoặc không đúng vơi thẩm quyền cho phép;
  4. Đất không được quyền chuyển nhượng, cho tặng theo quy định của Luật đất đai mà vẫn thực hiện chuyển nhượng, nhận cho tặng;
  5. Đất được nhà nước giao để quản lý mà để xảy ra tình trạng lấn, chiếm;
  6. Đất không được quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà người sử dụng đất thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  7. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành tiếp tục tái phạm;
  8. Đất trồng cây hàng năm không được phép sử dụng trong thời hạn 10 tháng liên tục;
  9. Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
  10. Đất trồng rừng không được phép sử dụng liên tục trong 24 tháng liên tục;
  11. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục (được phép gia hạn sử dụng không quá 24 tháng) hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ được ghi trong dự án đầu tư, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trong các trường hợp nếu trên, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về tài sản đối với doanh nghiệp theo đúng với quy định của pháp luật.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận