Bỏ hay không bỏ lệnh kiểm dịch đối với sữa nhập khẩu?

Để có thể nhập khẩu cũng như tiêu thụ sản phẩm sữa ở thị trường Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cần thiết phải công bố sữa nhập khẩu tại Cục An toàn thực phẩm theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đồng thời cũng phải chịu quy chế kiểm dịch đối với sữa nhập khẩu do Cục thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Như vậy có thể thấy một sản phẩm mà cần áp dụng đến hai quy chế khác nhau, gây ra cho doanh nghiệp rất nhiều những khó khăn trong việc kinh doanh.

Vấn đề pháp lý: Quy định về kiểm dịch đối với sản phẩm sữa nhập khẩu có nên bỏ hay không? 

Đây là một vấn đề pháp lý đang được rất nhiều các doanh nghiệp nhập khẩu sữa quan tâm đến. Bởi thực tế đã cho thấy thủ tục công bố sữa nhập khẩu bản thân đã là một khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp. Có thể nói sau khi được cấp phép công bố sản phẩm. Các doanh nghiệp còn phải “hồi hộp chờ đợi” qua các khâu kiểm dịch sản phẩm, trường hợp qua thì đương nhiên không sao. Nhưng nếu như có vấn đề phát sinh ít nhiều thì kéo theo hàng hóa sẽ không nhập khẩu được vào thị trường Việt Nam. Mà hệ quả phát sinh sản phẩm sẽ bị tái xuất về nước xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh sữa nhập khẩu của doanh nghiệp.

Quy định về kiểm dịch đối với sữa nhập khẩu

Việc kiểm dịch sản phẩm sữa nhập khẩu được quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ban hành năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Theo đó các sản phẩm từ sữa sau cần phải tiến hành kiểm dịch: Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa.

Nên hay không nên bỏ quy định kiểm nghiệm đối với sản phẩm sữa nhập khẩu?

Cũng liên quan đến các vấn đề kiểm dịch sữa nhập khẩu. Bên phía tổng Cục Hải quan (Thuộc Bộ Tài chính) cũng đã gửi công văn yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép doanh nghiệp kinh doanh sữa nhập khẩu. Theo đó doanh nghiệp chỉ cần xuất trình một trong hai chứng từ Giấy xác nhận công bố thực phẩm nhập khẩu và Giấy kiểm dịch là có thể được sự thông quan hàng hóa. Nhưng đề xuất này đã không được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp nhận.

Bỏ hay không lệnh kiểm dịch đối với sản phẩm sữa nhập khẩu?

Có thể nói việc bỏ quy định kiểm dịch sản phẩm sữa nhập khẩu sẽ tạo ra một lợi thế lớn cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thực phẩm này một cách rõ rệt. Việc kiểm dịch đối với các sản phẩm chế biến từ sữa nhập khẩu sẽ tạo ra tình trạng “song trùng” quản lý, mà người ta nói vui là doanh nghiệp sẽ bị tình trạng “một cổ hai tròng” khi mà thủ tục hành chính sẽ thành “hành chính” gây ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc, chồng chéo, thiếu sự đồng bộ thống nhất trong việc quản lý doanh nghiệp.

Như đã nêu ở trên các sản phẩm sữa của doanh nghiệp vừa phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của Bộ Y tế vừa thực hiện các bước kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi chưa thực hiện công bố cho sản phẩm sữa thì các doanh nghiệp chưa nên đặt hàng về cảng hải quan bởi thực tế mà nói thủ tục công bố sản phẩm thường mất rất nhiều thời gian. Sau khi có công bố thì doanh nghiệp mới đặt hàng để bán, lưu hành trên thị trường Việt Nam. 

Những sản phẩm của doanh nghiệp lại vướng phải cơ chế kiểm dịch tại cảng thông quan hoặc cửa khẩu theo quy định trên của bộ nông nghiệp, và trường hợp không đạt kiểm dịch thì sẽ phải trả lại hàng hóa. Vậy câu hỏi lớn: Các chi phí, thiệt hại này ai sẽ trả? Câu trả lời “dễ dàng” cho “thiệt hại khó đoán”: Đó đương nhiên là doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải gánh chịu, rủi ro rất lớn. 

Vì vậy đòi hỏi cần thiết phải có một cơ chế thống nhất giữa các quy định cho việc quản lý sản phẩm. Chỉ nên có một cơ quan có quyền tiến hành hoạt động kiểm tra cấp phép nhập khẩu sản phẩm. Điều đó sẽ đảm bảo hệ thống thủ tục pháp lý được thông thoáng, gọn nhẹ, đúng với mục tiêu cải cách hành chính như hiện nay.

Về lâu về dài, nhằm để đáp ứng xu hướng hội nhập toàn cầu, đơn giản hóa cải cách thủ tục hành chính, thì nên bỏ quy chế kiểm dịch sản phẩm sữa nhập khẩu. Thống nhất vấn đề quản lý sữa nhập khẩu nên do một cơ quan thực hiện tiến hành. Nếu lo lắng việc “lạm quyền” thì cần có “trách nhiệm” kèm theo một sự ràng buộc. Cùng với đó sự giám sát cơ quan có thẩm quyền như thế sẽ tinh gọn tránh chồng chéo và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa nhập khẩu. Có được điều kiện ổn định sẽ giúp hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp, hướng tới lợi ích của người tiêu dùng.

Qua bài viết đã nêu lên được quan điểm về việc bỏ hay không bỏ lệnh cấm kiểm dịch đối với sữa nhập khẩu. Phần nào giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ chế hiện nay. Cũng như đưa ra giải pháp cho những vướng mắc chung doanh nghiệp đang mắc phải. 

Sản phẩm sữa nhập khẩu được công bố bởi Luật Việt Tín
Sản phẩm sữa nhập khẩu được công bố bởi Luật Việt Tín

Luật Việt Tín luôn tự hào đơn vị pháp lý uy tín, chuyên nghiệp cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ công bố thực phẩm, dịch vụ công bố sản phẩm. Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên tư vấn, soạn thảo hồ sơ một cách chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng thông qua chất lượng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả và nhanh chóng nhất.