Bò khô giá rẻ không nhãn mác thương hiệu thực chất làm từ gì?

Bò khô là một trong những món thực phẩm được nhiều người ưa chuộng và có giá không rẻ bởi vốn dĩ thịt bò tươi đã đắt hơn rất nhiều so với thịt gà, thịt lợn… Thế nhưng trên thị trường hiện nay bạn có thể mua được cả cân khô bò để nhâm nhi chỉ với giá 100 – 250 nghìn đồng/kg và thậm chí còn rẻ hơn nữa. Vậy thực chất sản phẩm bò khô không thương hiệu nhãn mác này được làm từ gì?

Phổi lợn rẻ rúng biến hóa thành bò khô ngoạn mục

Khi so sánh giá bò khô giữa các chợ và các cơ sở sản xuất gia truyền đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ thấy giá chênh nhau rất lớn. Trong khi bò khô ở chợ chỉ có giá từ 100 – 250 nghìn đồng/kg thì các cơ sở gia truyền có nơi lên đến cả triệu đồng/kg.

Hiện nay giá thịt bò tươi trên thị trường, cụ thể là phần thịt mông để làm khô bò là 250.000đ/kg. Và để làm ra 1kg bò khô sẽ cần đến 3kg bò tươi, tức là phải mua 750.000đ bò tươi thì mới có 1kg bò khô, chưa kể còn các chi phí nguyên liệu khác, máy móc, công làm… Thế nên thịt bò giá chỉ 100 – 250 ngàn đồng/kg chắc chắn không phải làm từ thịt bò.

Để làm rõ điều này, cơ quan chức năng đã khảo sát, điều tra và phát hiện ra rất nhiều cơ sở làm bò khô giả. Điển hình tại TP Hồ Chí Minh có một cơ sở đã sản xuất thịt bò từ phổi lợn.

Thịt bò khô giả làm từ phổi lợn

Cụ thể tại thời điểm đoàn kiểm tra có mặt thì cơ sở này đang tiến hành luộc 32kg phổi lợn và chất chứa 27kg nguyên liệu đã bốc mùi. Chủ cơ sở này cho biết phổi sai khi được luộc xong sẽ nhúng vào nước màu, tẩm ướp hương liệu thịt vò và cùng chất bảo quản. Sau khi ra thành phẩm sẽ được bán cho các nguồn mối với giá chỉ 30.000đ/kg.

Những nguy hại từ thịt bò khô giả không nhãn hiệu

Theo khai nhận của các cơ sở sản xuất bò khô giả, dù làm từ nguyên liệu là phổi lợn hay thịt lợn ôi thiu thì đều phải dùng đến hóa chất tẩy mùi, bảo quản. Việt trưởng Viện dinh dương quốc gia – PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, những hóa chất, nguyên liệu làm ra bò khô giả đều là những thứ rất nguy hại.

Tuy trong danh sách phụ gia được sử dụng có cả phụ gia tạo hương vị bò nhưng nếu sử dụng sai hàm lượng cho phép thì vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa các cơ sở này còn sản xuất thịt rất bẩn, không đảm bảo vệ sinh nên rất dễ nhiểm khuẩn.

PGS.TS đã khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua bò khô tại các cơ sở có uy tín, không mua những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thương hiệu và nhãn hiệu trên thị trường. Không chỉ riêng thịt bò khô mà với bất kỳ sản phẩm nào giá rẻ bất thường thì phải đặt dấu hỏi về chất lượng, của rẻ là của ôi và không nên ham rẻ để rước bệnh vào thân.

Cách phân biệt thịt bò khô và giả

Đại diện Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh thực phẩm 9Meal – bà Phạm Nhung chia sẻ, phân biệt bò khô thật – giả là không dễ, ngay cả người có nhiều kinh nghiệm như bà cũng vậy. Nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt bởi các cơ sở làm giả rất tinh vi. Bà chia sẻ, để phân biệt bò khô là thật hay giả thì hãy nhận biệt qua các đặc điểm như: bò khô thật sẽ dai, dèo và khó xé hơn bởi thịt bò luôn dai hơn các loại thịt khác, khi xé thì chỉ xé được theo chiều dọc chứ chiều ngang không xé được. Ngược lại, thịt bò giả thì sẽ giòn, dễ xé, dễ bị gáy, dù xé ngang hay xé dọc đều được.

Còn về màu sắc thì bò khô thật sẽ có màu sậm và đen hơn vì vốn dĩ thịt bò đã có màu tối còn thịt bò giả thì sẽ có màu đỏ đến đỏ thâm hoặc vàng sẫm do sử dụng hóa chất. Đặc biệt cầm miếng thịt trên tay, nếu là bò thật sẽ không bị phôi màu ra tay còn bỏ giả thì sẽ thấy màu rất rõ.

Về vị giác, khi ăn nếu thịt bò thật sẽ cảm nhận vị ngọt từ thịt và có mùi đặc trưng của bò, còn thịt giả thì chỉ thấy mùi hương liệu, gia vị chứ không có vị ngọt của thịt. Ngoài ra khi nhai, thịt bò thật sẽ dai dai còn bò giả thì mềm mủn.

Tuy nhiên cách phẩn biệt trên đây chỉ ứng dụng được khi bạn đang cầm trên tay hai gói bò khô thật và giả cùng lúc. Do đó, cách tốt nhất mà bà Phạm Nhung chia sẻ đó là hãy mua thịt bò khô tại các cơ sở có uy tín, có chứng nhận đăng ký thương hiệu và đặc biệt nếu thịt bò khô chỉ có giá vài ba trăm ngàn đồng thì chắc chắn. đó là thịt bò giả.

Để ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn nói chung và tình trạng sản xuất thịt bò giả nói riêng hiện nay, các cơ quan chức năng cần phải làm chặt chẽ hơn nữa trong khâu khảo sát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất kém chất lượng. Về cá nhân người tiêu dùng luôn luôn phải tỉnh táo, không chọn mua các mặt hàng không xuất xứ, nhãn mác và điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp cần phải đề cao việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn, mua phải thịt bò khô giả trên thị trường.