Chỉ 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước được giữ lại

Trước động thái thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước, giảm tình trạng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng xấu tới ngân sách nhà nước, mới đây, Bộ Quốc Phòng thông báo sẽ sắp xếp và tinh gọn lại các doanh nghiệp quân đội và chỉ giữ lại 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng kết hợp với lao động sản xuất. Trong buổi họp báo diễn ra sáng ngày 13/07 tại thành phố Hồ Chí Minh về kết quả hoạt động quân sự quốc phòng 6 tháng đầu năm 2017, Cục trưởng Kinh tế, Bộ Quốc Phòng-thiếu tướng Võ Hồng Thắng đã thông báo về điều này.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, hiện Bộ Quốc phòng đã và đang triển khai 28/33 khu kinh tế quốc phòng, trong số đó có 5 khu kinh tế quốc phòng đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư. Binh đoàn 15, Binh đoàn 16, Công ty Cà phê 15…là các khu kinh tế quốc phòng trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung. Thiếu tướng Võ Hồng Thắng cho biết, vào thời điểm năm 2000 Bộ Quốc phòng có 305 doanh nghiệp nhưng sau đó sắp xếp tinh gọn còn 88 doanh nghiệp vào năm 2016.

Chỉ 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước được giữ lại

Trong 88 doanh nghiệp,Bộ Quốc phòng lại tiếp tục sắp xếp tinh gọn giữ lại 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước. Những doanh nghiệp quân đội làm kinh tế đơn thuần sẽ được thoái vốn cổ phần hóa, chỉ giữ lại 17 doanh nghiệp vừa làm nhiệm vụ quân sự quốc phòng và lao động sản xuất. Ngoài các doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước đang làm nhiệm vụ quốc phòng còn có 12 doanh nghiệp cổ phần, nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn. Theo thiếu tướng, doanh nghiệp cổ phần vừa sản xuất kinh doanh nhưng nếu có yêu cầu hoặc khi xảy ra chiến tranh.

Trước câu hỏi liệu doanh nghiệp quân đội có được hưởng ưu tiên hay không, thiếu tướng Võ Hồng Thắng khẳng định không hề có bất cứ ưu tiên nào cho doanh nghiệp quân đội, tất cả đều bình đẳng như doanh nghiệp ngoài nhà nước. Ví dụ trước đây một số doanh nghiệp quân đội được cấp biển số đỏ thì nay số biển đỏ đó đã được thu hồi, các doanh nghiệp quân đội phải dùng xe biển số trắng. Doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước chỉ được cấp 2 xe biển số đỏ cho lãnh đạp đi họp thôi. Hàng năm, doanh nghiệp quân đội đều phải thông qua các hoạt đồng thanh tra, kiểm toán tình hình tài chính như đối với doanh nghiệp bên ngoài, không có sự ưu tiên nào.

Thiếu tướng Thắng khẳng định, doanh nghiệp quân đội khi sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, giao sản phẩm quốc phòng cũng hạch toán đầy đủ theo chế độ doanh nghiệp, bình đẳng theo thị trường khi cung ứng sản phẩm ra thị trường. Về vấn đề sử dụng đất quốc phòng làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, trả lời báo chí, thiếu tướng Võ Hồng Thắng cho hay dự án này đã được Chính phủ và các bộ ngành đồng ý. Dự án sân golf này đã đi vào hoạt động nư khi dư luận phản đối thì Bộ Quốc phòng đã yêu cầu tạm dừng các hạng mục đang xâu dựng, nếu như Chính phủ quyết định thu hồi thì Bộ Quốc phòng bàn giao lại.

Doanh nghiệp quân đội ở Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được quản lý trực tiếp bởi Bộ Quốc phòng. Doanh nghiệp quân đội gồm có doanh nghiệp quốc phòng an ninh; doanh nghiệp thuần kinh tế. Hiện các doanh nghiệp này đang hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, dệt may, dược phẩm, bất động sản, viễn phông…tham gia bố trí dân cư, hình thành cụm làng xã ở khu vực biên giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vận động đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng, số doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước chỉ giữ lại 17 doanh nghiệp, còn lại sẽ cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội. Đây có thể coi là một động thái chứng minh doanh nghiệp quân đội bình đẳng với doanh nghiệp bên ngoài.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận