Chính phủ hành động rà soát điều kiện kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xem xét đề nghị của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát độc lập về các điều kiện kinh doanh, yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương tiến hành rà soát và gửi báo cao về điều kiện kinh doanh cho Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp trước ngày 10/8.

Bộ Tư pháp sẽ có trách nhiệm xem xét và đưa ra các ý kiến về danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác có quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (nếu có) trong báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ sẽ tiến hành tổng hợp rồi báo cáo lại cho Thủ tướng trước ngày 25/08, trong đó có kiến nghị và các phương án xử lý cụ thể tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Thủ tướng đang rất rốt ráo”

Chủ tịch Trung tâm Trong tài quốc tế Việt Nam, ông Trần Hữu Huỳnh cho rằng, công văn này của Thủ Tướng rất kịp thời và được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp. Việc này sẽ rất có ý nghĩa tại Diễn đàn Doanh nghiệp tư nhân mới diễn ra, có tới 65% doanh nghiệp cho biết họ rất mong muốn Chính phủ hành động, còn 24% doanh nghiệp chọn chính phủ liêm chính và 11% doanh nghiệp chọn chính phủ kiến tạo.

Chưa bàn tới việc làm này có khóa học hay không, những Chính phủ đã có những động thái đón nhận báo cáo tư Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, là một điều rất đáng ghi nhận và rất được kỳ vọng.

Tuy báo cáo mới được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố trong thời gian ngắn những đã nhận được phản hồi ngay, cho thấy Thủ tướng đang rất rốt ráo và Chính phủ sẽ có những hành động thực chất để xóa bỏ những rào cản đang làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Rà soát điều kiện kinh doanh thấy gì?

Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chính phủ và các bộ, ngành đã và đang rất nỗ lực thực hiện việc xây dựng danh mục 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong Luật Đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều điều kiện kinh doanh chưa tuân thủ được các tiêu chí về tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi và tính hợp lý.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng trong nghiên cứu vừa qua của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chỉ ra rằng trong số 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong luật Đầu tư 2014, có 16 ngành nghề không cần quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoặc có phạm vi quá rộng cần được điều chỉnh. Như ngành logistic có bao gồm nhiều ngành khác đã được quy định cụ thể nhưng vẫn được đưa vào danh mục. Hoặc nhiều ngành từ khâu sản xuất đến phân phối đều yêu cầu giấy phép trong khi chỉ cần tập trung quản lý một khâu là được.

Cần thảo luận công khai

Nhưng việc thực hiện rà soát này mới chỉ dừng lại ở mức “rà soát tự thân” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, như báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới làm việc được với 03 bộ, tương ứng và tiến hành rà soát được khoảng 1/4 số điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh đó, có những điều kiện kinh doanh trá hình, không thuộc danh mục cũng như ngành nghề cụ thể mà ẩn trong những các văn bản, quy định với những tên gọi, hình thức khác nhau thì hiện nay chưa rà soát được, ông Huỳnh cho rằng cần lưu ý điều này.