Công nghệ làm kẹo mềm, kẹo chíp có đảm bảo an toàn?

Công bố thực phẩm hàng bánh kẹo là một thủ tục pháp lý bắt buộc để doanh nghiệp có thể nhập khẩu bánh kẹo vào Việt Nam, đồng thời là điều kiện cần để đăng ký lưu hành cho sản phẩm sản xuất trong nước.

Hiện nay, có thể thấy các sản phẩm kẹo mềm, kẹo chíp tràn lan trên thị trường. Các loại kẹo mềm, kẹo chíp xanh đỏ nhiều màu sắc, lẫn cả tạo hình ấn tượng phù hợp với thị hiếu khách hàng trẻ. Nhưng những chiếc kẹo chíp kẹo mềm tràn ngập thị trường dù đã công bố sản phẩm hay chưa công bố sản phẩm liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đủ chất lượng? 

Thực trạng sản phẩm kẹo mềm kẹo chip trên thị trường hiện nay

Có thể nói việc chọn được các loại bánh kẹo đảm bảo chất lượng, an toàn, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là một bài toán rất khó. Nếu chỉ nhìn mẫu mã của các sản phẩm uy tín có chất lượng tốt so với những sản phẩm kẹo mềm kẹo chíp “giả” trên thị trường thực sự rất giống nhau, khó phân biệt được với cả những chuyên gia chứ chưa nói đến người tiêu dùng.

Một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường đó là các sản phẩm kẹo dẻo, kẹo chip chip. Thực tế các loại kẹo này rất bắt mắt và được trẻ em ưa thích. Chính vì thế các bậc phụ huynh thường mua với số lượng rất nhiều cho con em mình ăn.

Với màu sắc bắt mắt, kẹo mềm kẹo chip được trẻ em rất yêu thích

Vì nhiều lý do mà các phụ huynh cũng ít để ý, hoặc để ý không hết các sản phẩm kẹo mềm, kẹo chip khi mua. Các sản phẩm kẹo chíp, kẹo mềm được bán công khai tràn lan trên các cửa hàng gần trường học, siêu thị,… dễ gặp trên thị trường. Cùng với đó quá nhiều các nhãn hàng khác nhau, kèm cả chữ Việt Nam, chữ nước ngoài. 

Không phủ nhận và không cấm đoán được trẻ em sử dụng các sản phẩm kẹo mềm, kẹo chíp. Nhưng rõ ràng tâm lý chung “mất bò mới lo làm chuồng” trên thực tế lại không tránh khỏi. Cảm giác “khuất mắt trông coi” của người lớn nếu không tỉnh táo khi lựa chọn những sản phẩm chất lượng. Thì hậu quả khó lường không chỉ là mất tiền, mà nỗi lo nhất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt loại đối tượng sử dụng các sản phẩm này lại chủ yếu là trẻ em – đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ tổn thương và ảnh hưởng lâu dài về sau.

Thành phần không thể thiếu trong việc sản xuất các sản phẩm kẹo dẻo, kẹo mềm đó chính là: gelatin. Gelatin là một chất nhằm tạo độ dai, độ dày cho các sản phẩm kẹo mềm, kẹo chíp chíp.

Gelatin được các cơ sở sản xuất lấy từ thành phần collagen có trong các thực vật và da động vật như: da cá, da lợn, trâu, bò, hay thậm chí từ xương động vật với tỉ lệ cụ thể. Vì vậy việc chế biến Collagen cần phải được thực hiện đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu nguyên liệu kiểm định đạt chuẩn thì mới có thể có được chất lượng. Đó là khâu cực kì quan trọng. 

Còn nếu như không đảm bảo thì hoàn toàn có thể biến nhà sản xuất thành một “ảo thuật gia” khi phù phép nguyên liệu “bẩn” thành những chiếc kẹo – hay thứ “quả bom hẹn giờ” cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để sản xuất ra gelatin – chất tạo dẻo trên, thì nguyên liệu đầu (da, xương động vât,…) sẽ bao gồm:  28% là da trâu, 44% là da lợn, 27% xương động vật và 1% chất khác. Tuy nhiên, nếu bám đúng công thức chuẩn trên chi phí sản xuất bỏ ra sẽ rất cao, kéo theo lợi nhuận khó mà cạnh tranh được về giá. Bởi vậy để tiết kiệm chi phí thì nhiều đơn vị sản xuất, chế biến gelatin đã sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào: chủ yếu là da trâu, da bò. Nguy hiểm hơn nhiều doanh nghiệp còn sử dụng nguyên liệu thực phẩm “bẩn” để đưa vào sản xuất gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chất Gelatin chứa trong kẹo mềm, kẹo chip cần phải được thực hiện đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên thực tế Gelatin được các chuyên gia đánh giá là một loại phụ gia thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng. Chúng sẽ “nguy hiểm” nếu như gelatin sản xuất từ nguồn nguyên liệu thực phẩm bẩn thì đó trở thành mối lo cho người dùng. 

Việc sản xuất gelatin bằng nguyên liệu thực phẩm “bẩn” – thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ra lây nhiễm melamine (một chất mà đã từng mối lo trong sữa “vụ melamine” 2008 kinh hoàng).

Chất này có thể dẫn đến tác hại lớn về sinh sản, sỏi bàng quang, suy thận, sỏi thận và đáng lo hơn có thể gây ung thư. Điều này cho thấy nguồn nguyên liệu đầu vào là quan trọng nhất. Bởi khi đưa vào quy trình sản xuất cho ra sản phẩm gelatin an toàn hay độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng là ở nguyên liệu đầu tiên.

Qua bài viết có thể thấy được những phần nào về thực tế nói nên thực trạng cũng như phần nào trả lời được câu hỏi: Công nghệ làm kẹo mềm, kẹo chíp có đảm bảo an toàn?

Không thể phủ nhận cũng như đánh giá 100% những thứ kẹo mềm, kẹo chíp đó là nguy hiểm, độc hại. Cũng như khó có thể cấm đoán hoàn toàn hay tẩy chay sản phẩm kẹo mềm, kẹo chíp trên thị trường. 

Tuy nhiên các bậc phụ huynh khi chọn mua các loại kẹo dẻo cho con em mình nên tìm hiểu kỹ tránh hoang mang quá, cũng như cần tìm hiểu rõ các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm cũng như chất lượng hàng hóa, sản phẩm đó đã được thực hiện thủ tục công bố thực phẩm hay chưa? Đồng thời hạn chế việc mua những sản phẩm giá rẻ,  nguồn gốc xuất xứ sản phẩm không rõ ràng.